Báo Nga: Mỹ củng cố sức mạnh quân sự ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Hãng tin Sputnik News nhận định, Mỹ  củng cố sức mạnh quân sự ở Biển Đông trước sự bành trướng lãnh hải ngày càng táo tợn của Trung Quốc.

Mới đây, Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã có mặt trên chiếc máy bay P-8A Poseidon để trực tiếp tham gia chuyến bay giám sát trên Biển Đông kéo dài 7 tiếng.
Theo Sputnik News có trụ sở tại Moscow, sự kiện này được xem là động thái mang tính chiến lược nhằm củng cố sức mạnh quân sự của Mỹ ở Biển Đông.
Bao Nga: My cung co suc manh quan su o Bien Dong
Máy bay tuần tra P-8A Poseidon. (Ảnh Hải quân Mỹ)
Thay vì giảm căng thẳng với Bắc Kinh, Mỹ đang đẩy mạnh hợp tác với các nước khác trong khu vực để kiềm chế Trung Quốc bành trướng lãnh hải.
Sở dĩ phía Mỹ hành động như vậy là do sự cần thiết của việc duy trì tự do hàng hải giữa khu vực Ấn Độ Dương và Biển Đông - nơi tàu chiến, máy bay và binh sĩ Mỹ thường xuyên qua lại.
Nếu không có điều kiện di chuyển và tái triển khai binh lính quan Biển Đông một cách nhanh chóng, quân đội Mỹ có thể sẽ bị mắc kẹt ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Mỹ đã lên kế hoạch tiến hành một số cuộc tập trận quân sự ở phía Tây Thái Bình Dương để tăng cường quan hệ giữa các đồng minh trong khu vực như Philippines và Australia.
Trong khi đó, Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận Malabar do Hải quân Mỹ và Hải quân Ấn Độ tổ chức vào tháng 10/2015.
Trong bối cảnh Mỹ đang triển khai tàu sân bay, tàu ngầm tấn công hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc cũng tiến hành nhiều hơn nữa các cuộc tập trận trên biển. Sputnik News cho rằng các cuộc tập trận này giúp Trung Quốc tự tin hơn trong việc đối phó với Mỹ và các đồng minh trong khu vực.

Mỹ không trung lập trong tranh chấp ở Biển Đông

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Dù luôn tuyên bố không thiên vị bất kì bên nào có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Mỹ cho rằng các bên cần phải giải quyết bất đồng phù hợp luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực. Cách diễn đạt này dẫn đến việc một số người nhầm rằng Mỹ giữ thái độ trung lập, riêng Trung Quốc thì nói rằng Washington “thiên vị”.

My khong trung lap trong tranh chap o Bien Dong
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel: Mỹ chỉ trung lập về thái độ đối với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Tuy nhiên, trước câu hỏi của đại diện Trung Quốc về khái niệm “trung lập” trong vấn đề Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Ông nói rõ rằng Mỹ chỉ trung lập về thái độ với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp.

Học giả TQ: Bắc Kinh không nên lập ADIZ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Một học giả Trung Quốc hàng đầu nói Bắc Kinh nên tránh đơn phương thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không ADIZ ở Biển Đông.

Với sự quan ngại ngày càng tăng về hoạt động hút cát đắp “đảo nhân tạo” qui mô lớn của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và tiếp tục xây dựng các công trình trên đó (trong đó có đường băng dài 3.000 mét cho phép hầu hết các máy bay quân sự Trung Quốc hạ và cất cánh), nhiều nước lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ sớm áp đặt một ADIZ nữa ở Biển Đông, tương tự ADIZ mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố trên Biển Hoa Đông hồi tháng 10/2013.
Việc đơn phương thiết lập ADIZ trên Biển Đông sẽ mở rộng không phận Trung Quốc và áp đặt nhiều hạn chế đối với máy bay bay qua khu vực. Đây sẽ là động thái mới nhất trong một chuỗi các hành động quyết đoán củng cố chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.