Bảo hiểm nhân thọ AIA bị tố xuyên tạc chính sách BHXH, BHYT

Bài quảng cáo của diễn giả Bảo hiểm nhân thọ AIA xuyên tạc, tuyên truyền thông tin không đúng sự thật về chế độ, chính sách pháp luật BHXH, BHYT.

Thông tin từ BHXH cho biết, tại một hội nghị tri ân khách hàng mới đây mang logo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội, một diễn giả hội nghị đã khẳng định, người tham gia BHYT chỉ được quỹ BHYT chi trả tối đa là 20 triệu đồng/năm, bất kể bệnh nhân mắc bệnh gì hay chi phí lớn đến đâu.
Trong khi đó, sự thật là theo thống kê của BHXH Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2017, trong cả nước đã có 42 trường hợp bệnh nhân BHYT được quỹ BHYT chi trả từ 1 tỷ đến 4,5 tỷ đồng/người; 66.986 người có mức hưởng từ 100 triệu- 1 tỷ đồng; 135.405 người hưởng từ 50- 100 triệu đồng...
Chưa hết, người này còn cho rằng, NLĐ tham gia BHXH đến 30 năm hay hơn nữa, nếu chẳng may chết khi chưa đủ 60 tuổi cũng chỉ được trả một khoản trợ cấp là 3 tháng lương.
 
Có lẽ, người này đã cố tình “quên” rằng, theo Luật BHXH, NLĐ tham gia BHXH từ đủ 12 tháng trở lên nếu chẳng may qua đời, người thân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó, thân nhân của NLĐ qua đời có đủ điều kiện theo quy định còn được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (tối đa là 4 người hưởng, với mức hưởng mỗi tháng bằng 50% hoặc 70% mức lương cơ sở).
Trong trường hợp thân nhân lựa chọn hưởng tuất một lần, thì mức trợ cấp thấp nhất (tham gia BHXH tối thiểu 12 tháng) đã là 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Đối với người có 2 năm tham gia BHXH trở lên, số tiền trợ cấp được tính theo số năm tham gia BHXH, mỗi năm tương tương 1,5 hoặc 2 tháng lương (tùy theo thời điểm tham gia trước hay sau năm 2014).
Chỉ xét dưới góc độ hoạt động kinh doanh, diễn giả tại hội nghị đã vi phạm nghiêm trọng Luật quảng cáo và Luật Cạnh tranh. Cụ thể là Điều 8 của Luật Quảng cáo về “Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo” như quảng cáo không đúng, sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về chất lượng, giá, phương thức phục vụ… với sản phẩm, dịch vụ cùng loại của tổ chức khác.
Đặc biệt, thông tin sai sự thật về các mức hưởng, quyền lợi BHXH, BHYT theo hướng tiêu cực, bài thuyết trình này cũng đã vi phạm khoản 7, điều 8 của Luật Quảng cáo “Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân”, mà ở đây chủ thể thực hiện chính sách chính là BHXH Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam.
Vi phạm điều Điều 43, 45 của Luật Cạnh tranh khi “gièm pha”, đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của đơn vị khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Về ý nghĩa xã hội, bài quảng cáo của diễn giả này đã xuyên tạc, tuyên truyền thông tin không đúng sự thật về chế độ, chính sách pháp luật BHXH, BHYT- hai chính sách an sinh xã hội quan trọng nhất mà Đảng và Nhà nước đang tập trung thực hiện, vận động nhân dân hướng tới mục tiêu “BHYT toàn dân” “BHXH cho mọi NLĐ”. Bởi vậy, hành động này cần phải được ngăn chặn, xử lý thích đáng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật!

Bảo hiểm AAA quỵt bảo hiểm của khách hàng?

Dù đã có phán quyết của tòa thế nhưng Công ty Bảo hiểm AAA vẫn coi thường pháp luật, có dấu hiệu “quỵt” tiền bảo hiểm của khách hàng.

Theo hồ sơ vụ việc, công ty CP Thương mại HKDV có trụ sở tại TP Việt Trì (Phú Thọ) có tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm vật chất cho xe ô tô đầu kéo mang BKS 19C – 040.45 và xe sơ my rơ mooc mang BKS 19R – 000.52 với công ty CP Bảo hiểm AAA từ ngày 06/03/2014 với thời hạn 1 năm.

Những cú phốt đầy tai tiếng của “ông lớn” Prudential

(Kiến Thức) - Hủy bảo hiểm, tìm đủ cách “hành” khách hàng, bị khách hàng kiện rồi bị thua kiện... là những cú "phốt" tai tiếng của Bảo hiểm Prudential.

Bảo hiểm Prudential hủy bảo hiểm, tìm đủ cách “hành” khách hàng?

Mới đây nhất là trường hợp khách hàng tố Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Công ty Bảo hiểm Prudential) cố tình chèn ép để hủy hợp đồng với khách hàng được dư luận quan tâm trong những ngày qua.

Cụ thể, theo phản ánh của chị Tạ Như Hoa (SN 1973, trú tại Đống Đa, Hà Nội), năm 2010, qua giới thiệu của người quen là ông Đoàn Văn Hạnh, gia đình chị Hoa mua 3 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với Công ty Prudential gồm: hợp đồng cho chị Hoa và 2 hợp đồng cho 2 con gái là Đào Ái Linh (sinh năm 1993) và Đào Nhật Vy (sinh năm 2000).

Nhung cu phot day tai tieng cua “ong lon” Prudential
 Hóa đơn thu tiền bảo hiểm Prudential của chị Tạ Như Hoa.

Theo hợp đồng, mỗi năm gia đình chị Hoa sẽ phải đóng số tiền khoảng hơn 21 triệu đồng (khoảng hơn 7 triệu đồng/hợp đồng/năm). Trong 3 năm đầu (2010, 2011, 2012), chị Hoa đã đóng trực tiếp cho ông Đoàn Văn Hạnh số tiền gần 65 triệu đồng.

Thế nhưng, đến cuối năm 2013, ông Đoàn Văn Hạnh không liên lạc, cũng như không đến nhà chị Hoa trực tiếp để thu tiền. Do công việc bận rộn, lại cho rằng có người thu tiền trực tiếp thì xảy ra sự cố gì phía công ty sẽ thông báo nên chị Hoa không để ý.

Đến cuối tháng 12/2014, chị Hoa có liên hệ với ông Đoàn Văn Hạnh để hỏi lý do tại sao 2 năm nay không đến thu tiền trực tiếp thì nhận được câu trả lời: “Do bận!”.

Lo lắng hợp đồng bảo hiểm của mình có thể bị hủy, chị Hoa đã yêu cầu ông Đoàn Văn Hạnh cùng lên trụ sở công ty bảo hiểm Prudential ở tầng 29, tòa nhà Keangnam (đường Phạm Hùng, Hà Nội) để làm việc trực tiếp. Tại đây, chị Hoa và ông Hạnh được một nhân viên tên Hà, phòng chăm sóc khách hàng thông báo cả 3 hợp đồng bảo hiểm của chị Hoa đã bị hủy do quá 24 tháng không có trách nhiệm đối với hợp đồng.

Chị Hoa thắc mắc tại sao không thấy chị đóng tiền mà công ty không gọi điện trực tiếp hoặc thông báo nhắc nhở thì công ty cho biết đã lưu nhầm số điện thoại của chị. Ngay tại thời điểm đó, ông Đoàn Văn Hạnh cũng đã nhận lỗi sai do “quên” không thu tiền bảo hiểm.

Quá bức xúc vì cách làm việc cẩu thả của nhân viên công ty, chị Hoa yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì nhận được thông báo nếu hủy mỗi hợp đồng, chị không nhận được tiền gốc mà chỉ thu lại được vài trăm ngàn đồng.

Không đồng ý với cách làm này, chị Hoa và ông Hạnh đã nhiều lần làm đơn khiếu nại mong được khôi phục hợp đồng nhưng không được giải quyết, phúc đáp.

Sau nhiều lần kiên trì khiếu nại, chị Hoa được phía Công ty Prudential “ưu tiên” cho khôi phục với điều kiện phải nộp phạt và đóng 1 lần toàn bộ số tiền chưa đóng trong 4 năm (từ năm 2013 tới nay) là 64.140.000/ hợp đồng. “Như vậy, để khôi phục cả 3 hợp đồng sẽ mất số tiền hơn 190.000.000 đồng. Con số này là quá vô lý." - chị Hoa nói.

Tiếp tục khiếu nại, chị Hoa được phía Công ty Prudential giảm số tiền phải đóng còn hơn 34,6 triệu đồng/hợp đồng. Tuy vậy, dù đã đóng hơn 100 triệu để khôi phục 3 hợp đồng nhưng những rắc rối trong thủ tục khôi phục hợp đồng sau đó khiến chị càng thêm bức xúc.

Đến ngày 1/6 vừa qua, chị Hoa tiếp tục đến trụ sở của Công ty Prudential để khiếu nại nhưng vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng, thậm chí còn bị bảo vệ đuổi ra ngoài…. Không thể đồng tình với cách làm việc của Prudential, người nhà chị Hoa đã quay clip để cảnh báo các khách hàng có ý định mua bảo hiểm tại đơn vị này.

Ngày 5/6, sau nhiều ngày lên tiếng đòi lại quyền lợi sau khi bị phía công ty bảo hiểm Prudential gây khó khăn khi tới làm thủ tục khôi phục hợp đồng, đại diện gia đình chị Tạ Như Hoa cho biết: "Sau 2 tiếng làm việc với phía công ty bảo hiểm, họ đã đồng ý trả lại toàn bộ số tiền gia đình đã tham gia bảo hiểm từ năm 2010 đến nay. Tổng số tiền là 200 triệu đồng, với lý do gia đình không còn tin vào công ty bảo hiểm nữa".

Bị lật tẩy hàng loạt sai phạm

Đây không phải là lần đầu Prudential bị dính "phốt". Trước đó, trong đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo hiểm 9 tháng đầu năm 2016 đối với 3 doanh nghiệp bảo hiểm là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Công ty TNHH Dai-ichi Việt Nam và Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam và hai công ty môi giới bảo hiểm trong quý 3/2016, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm đã phát hiện các doanh nghiệp bảo hiểm này vi phạm hàng loạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, hoạt động môi giới bảo hiểm…

Cụ thể trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp đã chấp hành không đúng quy định về việc tách quỹ chủ sở hữu, quỹ chủ hợp đồng; vi phạm việc trích lập dự phòng nghiệp vụ; công tác chăm sóc, chi trả quyền lợi bảo hiểm; công tác quản lý đại lý; chi hoa hồng đại lý; công tác theo dõi, hạch toán công nợ; công tác hạch toán kế toán…

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, các doanh nghiệp đã chấp hành chưa đúng quy định của Bộ Tài chính về phí bảo hiểm, cụ thể là vi phạm về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe. Ngoài ra còn vi phạm về công tác đào tạo, cấp chứng chỉ và quản lý đại lý. Đặc biệt là vi phạm về việc chi hỗ trợ đại lý cao hơn quy định, chi bồi thường cho trường hợp bị loại trừ bảo hiểm, bồi thường chưa đủ căn cứ hoặc bằng chứng xác thực...