Báo động: 8 bác sĩ 1 y tá ở Indonesia chết vì Covid-19

(Kiến Thức) - Hệ thống y tế yếu và nhiều rủi ro, đã có 8 bác sĩ, 1 y tá ở Indonesia chết vì Covid-19. Nước này đang bị thiếu hụt đáng kể số lượng giường bệnh, thiết bị bảo hộ và các cơ sở chăm sóc đặc biệt.

Thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân là một trong những nguyên nhân khiến các nhân viên y tế tại Indonesia bị lây nhiễm và chết vì Covid-19.
Các bệnh viện ở Indonesia cảnh báo các y bác sĩ có nguy cơ nhiễm Covid-19 rất cao và yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo vệ đặc biệt. TS Mohammad Adib Khumaidi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Indonesia cho rằng nguyên nhân của chuyện này là thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân.
Bao dong: 8 bac si 1 y ta o Indonesia chet vi Covid-19
Các nhân viên y tế điều trị một bệnh nhân Covid-19 tại phòng cách ly ở Bệnh viện đa khoa Bogor, Tây Java, Indonesia. Ảnh: The PPP. 
Budi Waryanto, một chuyên gia dịch tễ học của Đại học Indonesia, cho rằng các bệnh viện hiện chưa sẵn sàng hỗ trợ các ca bệnh tiềm năng. Dù mới chỉ có hàng trăm người phải nhập viện vì Covid-19, các bác sĩ Indonesia nói rằng hệ thống y tế hiện đã căng thẳng. Một bác sĩ nói cô phải mặc áo mưa vì thiếu thiết bị bảo hộ.
Theo Hiệp hội bác sĩ Indonesia, 8 bác sĩ và một y tá đã tử vong vì Covid-19 ở nước này. Trong khi tại Italy, nơi có hơn 6.000 ca tử vong do nCoV, ghi nhận 23 bác sĩ thiệt mạng.
Nhân viên một bệnh viện ở ngoại ô Jakarta dọa không đến làm việc hôm 24/3 vì thiếu thiết bị bảo hộ, một bác sĩ giấu tên nói. "Chúng tôi phải tự trang bị khẩu trang, quần áo cá nhân không đạt chuẩn chất lượng. Bạn bè tôi, từng người một bị nhiễm virus", anh nói, không cầm được nước mắt.
Vào ngày 21/3, bác sĩ Djoko Judodjoko trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở Jakarta (Indonesia). Vị bác sĩ 70 tuổi này vốn mắc các bệnh nền trước khi bị nhiễm Covid-19 nên không qua khỏi dù được điều trị tích cực. Theo Hiệp hội Y khoa Indonesia, ông Djoko là một trong bảy bác sĩ ở Indonesia nhiễm và chết vì virus SARS-CoV-2.
Hiện hơn 40 nhân viên y tế ở Indonesia đang được điều trị Covid-19. Số ca nhiễm Covid-19 liên quan tới những nhân viên y tế đã khiến các đồng nghiệp của họ trên khắp Indonesia cảnh giác hơn, đồng thời kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ họ.

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Chính phủ Indonesia cho hay tuần này, họ đã cung cấp 175.000 bộ đồ bảo hộ mới cho các nhân viên y tế trên cả nước.
Một bệnh viện cấp cứu mới vừa được mở ở Thủ đô Jakarta với khả năng điều trị tới 24.000 bệnh nhân. Indonesia còn cho biết c ác bác sĩ và nhân viên y tế sẽ được cấp tiền thưởng và 500.000 bộ xét nghiệm Covid-19.
Bộ Y tế hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế, bao gồm: cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Việc cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú được áp dụng đối với những người đã tiếp xúc với người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 (đối tượng F2), những người tiếp xúc gián tiếp (đối tượng F3, F4). Thời gian cách ly được quy định là 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
Người được cách ly cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân sau đây:
- Thường xuyên đeo khẩu trang; thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng có nắp đậy và mang đi xử lý hàng ngày.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn.
- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt... Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ. Việc người dân nâng cao ý thức cộng đồng, thực hiện tốt các quy định cách ly, vệ sinh phòng dịch là góp phần chiến thắng giặc dịch Covid-19.

Trào lưu lấy áo ngực làm khẩu trang chống Covid-19 có phản cảm?

(Kiến Thức) - Trào lưu cắt áo ngực làm khẩu trang chống Covid-19 được xem là giải pháp hữu ích trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng đây là việc làm khá phản cảm.

Trao luu lay ao nguc lam khau trang chong Covid-19 co phan cam?

Mới đây, trào lưu cắt áo ngực làm khẩu trang chống Covid-19 đang được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Trào lưu này gây sốt bởi hiện nay nhiều quốc gia đang trong tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế giữa tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Trao luu lay ao nguc lam khau trang chong Covid-19 co phan cam?-Hinh-2
Để làm chiếc khẩu trang từ áo lót, người ta cắt đôi chiếc áo ngực, bỏ đi phần quai áo, sau đó dùng keo nến cố định hai dây một chiếc bên trên, một chiếc bên dưới để tạo thành khẩu trang.
Trao luu lay ao nguc lam khau trang chong Covid-19 co phan cam?-Hinh-3
Một số người cho rằng việc biến áo ngực thành khẩu trang là ý tưởng sáng tạo giúp tận dụng những thứ có sẵn trong hoàn cảnh thiếu hụt khẩu trang y tế.
Trao luu lay ao nguc lam khau trang chong Covid-19 co phan cam?-Hinh-4
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những chiếc khẩu trang được may từ áo ngực không có công dụng bảo vệ con người khỏi khói bụi hay virus, không những vậy trông chúng còn thiếu tính thẩm mỹ và trông phản cảm.
Trao luu lay ao nguc lam khau trang chong Covid-19 co phan cam?-Hinh-5
Trào lưu cắt khẩu trang thành áo ngực này còn từng xuất hiện khi vấn đề ô nhiễm không khí ở Thái Lan tăng cao.
Trao luu lay ao nguc lam khau trang chong Covid-19 co phan cam?-Hinh-6
Đầu năm 2019, thủ đô Bangkok của nước này phải hứng chịu một đợt ô nhiễm không khí với khói bụi bao phủ khắp bầu trời nên các nhà chức trách đã khuyến cáo mọi người nên sử dụng khẩu trang khi đi ra đường.
Trao luu lay ao nguc lam khau trang chong Covid-19 co phan cam?-Hinh-7
Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt khẩu trang nghiêm trọng đã khiến nhiều người sử dụng áo ngực làm vật dụng thay thế.
Trao luu lay ao nguc lam khau trang chong Covid-19 co phan cam?-Hinh-8
Hình ảnh một người đàn ông đi xe máy đeo áo ngực của vợ để thay thế khẩu trang đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.
Trao luu lay ao nguc lam khau trang chong Covid-19 co phan cam?-Hinh-9
Thậm chí có người dùng có quần lót để bịt mặt và việc này bị chê là thiếu quá phản cảm. Ảnh: Internet.

Bác sĩ chỉ cách ăn tỏi tốt nhất và đây là 4 nhóm người không nên ăn

Tỏi có nhiều công dụng tốt nhất cho sức khỏe và đây là cách tốt nhất để ăn loại thực phẩm này:

1. Cách ăn tỏi tốt nhất

Tỏi được mệnh danh là "thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên" bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó. Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…