Báo chí quốc tế nói gì về Cách mạng tháng Tám?

(Kiến Thức) - Cách mạng Tháng Tám - 1945 được xem là một trong những sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 của nhân dân Việt Nam. Báo chí quốc tế ca ngợi thành công của sự kiện này đã góp phần cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đập tan chế độ thực dân - phong kiến nô dịch, áp bức nhân dân và khẳng định mục tiêu tạo dựng một môi trường xã hội tốt đẹp hơn cho con người. 
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh dấu bước ngoặt vĩ đại và là trang sử chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Bao chi quoc te noi gi ve Cach mang thang Tam?
 Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít-tinh tại quảng trường thành phố, nhân dân Thủ đô Hà Nội đánh chiếm Bắc bộ Phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. (Nguồn ảnh: Tư liệu TTXVN).
Không ít tờ báo quốc tế đã đưa tin về sự kiện trọng đại này cũng như ca ngợi ý nghĩa to lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám vẻ vang của dân tộc Việt Nam cũng như tài lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, trang web của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và xã hội Argentina đã có bài viết ca ngợi những thành tựu của Cách mạng Việt Nam.
Tác giả bài viết là Giáo sư Oscar Natalichio đã điểm lại những cột mốc quan trọng của Cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ với 5.000 đảng viên, Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công, đánh đuổi thực dân Pháp và quân Nhật. Và ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Theo Giáo sư Natalichio, cuộc Cách mạng tháng Tám là sự khởi đầu cho những thành tựu to lớn hiện nay của Việt Nam.
Cũng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm 2015, các báo lớn của Lào như Nhân dân, Đất nước Lào và Lào Phát triển đều đăng bài và ảnh về bối cảnh lịch sử và ý nghĩa của cuộc nổi dậy giành chính quyền tháng 8/1945 và công cuộc cách mạng của Việt Nam. Tờ báo Lào khẳng định, Cách mạng Tháng Tám là sự kiện lớn trong lịch sử chói lọi của nhân dân Việt Nam, đánh dấu lần đầu giai cấp công - nông lao động Việt Nam giành chính quyền trên cả nước, lập nên hệ thống dân chủ nhân dân đầu tiên tại Việt Nam.
Bao chi quoc te noi gi ve Cach mang thang Tam?-Hinh-2
 Những ngày tháng Tám sôi sục ở Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Năm 2016, nhân kỷ niệm lần thứ 71 sự kiện trọng đại này (19/8/1945 – 19/8/2016), nhiều trang mạng Argentina tiếp tục đưa tin về ý nghĩa và bài học lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.
Trang mạng AcercandoNaciones của Argentina đã đăng bài viết với tiều đề “Việt Nam, dân tộc hòa bình” của nhà báo Jorge Tuero, trong đó ca ngợi ý nghĩa cuộc Cách mạng tháng Tám của dân tộc Việt Nam.
Nhà báo Tuero viết, cuộc Cách mạng tháng Tám đã chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, xóa bỏ chế độ phong kiến và tái khẳng định nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân, mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
Nhà báo Tuero cũng nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”.

Mời độc giả xem video: Cách mạng tháng Tám - Bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam (Nguồn: VTC16)

Trên trang mạng ArgenPress của Argentina, nhà báo Oscar Amado đăng biên niên sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, từ lúc đấu tranh chống Đế quốc Mỹ cho tới thắng lợi ngày 30/4/1975 của dân tộc Việt Nam, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...
Báo chí nước ngoài cũng dành hết lời ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh như vị lãnh tụ vĩ đại, dẫn dắt con đường cách mạng, giúp nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.
Năm 2017, nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2017), nhiều tờ báo Argentina đã đăng bài viết ca ngợi tư tưởng cách mạng của Bác Hồ giúp nhân dân Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ảnh hiếm về cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga 100 năm trước

(Kiến Thức) - Đài Sputnik mới đây đăng tải loạt ảnh giá trị về cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, một trong những sự kiện chính trị lớn nhất của thế kỷ XX.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc
Cách mạng Tháng Mười Nga, một trong những sự kiện chính trị lớn nhất của thế kỷ XX, diễn ra tại Nga vào tháng Mười (theo lịch mới là tháng 11) năm 1917 và có ảnh hưởng đến tiến trình tiếp theo của lịch sử toàn thế giới. Ảnh: Cuộc tấn công Cung điện Mùa đông ở Petrograd ngày 25/10/1917. Cảnh trích từ bộ phim "Tháng Mười" của Sergei Eisenstein và Grigori Aleksandrov. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-2
Đảng Bolshevik (Đảng Xã hội-Dân chủ Nga Bolshevik) với Vladimir Ulyanov (bí danh trong Đảng là Lenin)  đóng vai trò khởi xướng, tư tưởng gia và nhân vật chính lãnh đạo cách mạng. Ảnh: Vladimir Lenin - nhà tổ chức và người lãnh đạo Cách mạng tháng Mười 1917 ở Nga. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-3
 Kết quả của cuộc Cách mạng Tháng Mười, nước Nga thay đổi chính quyền. Từ đó, đất nước do Chính phủ vô sản lãnh đạo, thay cho chính quyền tư sản. Ảnh: Đội ngũ binh sĩ cách mạng diễu hành trên phố Nikolskaya ở Matxcơva năm 1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-4
 Đội thủy thủ vũ trang và binh lính kéo về tràn ngập Cung điện Mùa đông những ngày tháng 10/1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-5
Pháo thủ bảo vệ Cung điện Mùa đông những ngày tháng 10/1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-6
 Đội Cận vệ Đỏ trên đường phố Petrograd năm 1917. Ảnh: Sputnik.
Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-7
Công nhân trên xe bọc thép ở Quảng trường Đỏ tại Matxcơva năm 1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-8
Các thủy thủ Baltic tham gia tấn công vào Cung điện Mùa đông ở Petrograd vào tháng 10/1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-9
 Tuần dương hạm “Rạng Đông” năm 1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-10

Cuộc mít tinh của công nhân và binh lính Petrograd ngày 25/10 (tức ngày 7/11) năm 1917. Ảnh: Sputnik.


Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-11
 Lính gác bảo vệ văn phòng của V.I. Lenin ở Smolnyi. Petrograd năm 1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-12
 Cung điện Tiểu Nikolayevsky bị hư hại năm 1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-13
Chiến sĩ Cận vệ Đỏ bên đống lửa trong những ngày Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười tại thành phố Petrograd vào tháng 10/1917. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-14
Gian Gothic trong Cung điện Mùa đông – dinh thự của Chính phủ lâm thời, sau khi những người Bolshevik giành được trong cuộc Cách mạng Tháng Mười ngày 7/11/1917 tại thành phố Petrograd. Ảnh: Sputnik.

Anh hiem ve cuoc Cach mang Thang Muoi Nga 100 nam truoc-Hinh-15
Cuộc cách mạng tư sản-dân chủ tháng Hai năm 1917, khởi đầu nổi dậy ở Petrograd. Ảnh: Sputnik.

Lạ thường cuộc sống ở Iran trước Cách mạng Hồi giáo

(Kiến Thức) - Bộ ảnh màu dưới đây ghi lại cuộc sống ở Iran dưới thời Vua Pahlavi Shah, trước khi ông bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao
 Cuộc sống ở Iran trước cuộc Cách mạng Hồi giáo có khá nhiều sự thay đổi bởi Vua Pahlavi Shah (Mohammad Reza Pahlavi), nắm quyền từ 16/9/1941 cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, được cho là chịu ảnh hưởng lớn từ phương Tây. Ảnh: Lễ đăng quang của Vua Pahlavi Shah. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-2
 Một cặp đôi ngồi thưởng thức trà trong một nhà hàng ở thủ đô Tehran. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-3
 Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 là một cuộc cách mạng đưa Iran từ chế độ quân chủ do Shah Mohammad Reza Pahlavi đứng đầu trở thành quốc gia Cộng hòa Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ảnh: Một tiểu thương bán trái cây ngoài chợ. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-4
Những năm 1960 là thời kỳ quan trọng đối với đất nước Iran với việc định hình, tiếp nhận nền văn hóa và đưa ra những quy định pháp lý trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-5
Một trong những mặt hiện đại hóa Iran bao gồm việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-6
Theo ATI, nền kinh tế Iran tăng trưởng nhanh trong khoảng thời gian từ 1950 đến giữa những năm 1970. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-7
 Một người dân Iran với sạp hàng bán ngoài đường. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-8
Năm 1947, Vua Shah đã thành lập một liên đoàn bóng đá quốc gia Iran như một biện pháp nâng cao tính hiện đại và thể hiện cho thế giới bên ngoài thấy. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-9
Một phụ nữ đưa con nhỏ đi mua quần áo tại cửa hàng thời trang. Trong khoảng thời gian này, trang phục cũng là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-10
 Dưới thời Vua Shah, việc nâng cao trình độ học vấn cho người dân Iran cũng đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có một sự cách biệt lớn giữa tỷ lệ biết chữ ở nông thôn và thành thị. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-11
Những người phụ nữ làm việc trong công xưởng. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-12
 Mặc dù vậy, chế độ của Shah không nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Quần chúng nhận thức rằng Shah chịu ảnh hưởng lớn từ Phương Tây. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-13
Sau Cách mạng Hồi giáo, nhiều quy định văn hóa mang tư tưởng hiện đại mà Vua Shah đưa ra đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, bóng đá không nằm trong số đó. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-14
Chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng thực thi nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ các yếu tố bản sắc Iran và loại bỏ những yếu tố ngoại lai của phương Tây. Ảnh: ATI.