Bánh Trung thu “ế” vì… chống tham nhũng

(Kiến Thức) - Bánh Trung thu ở Trung Quốc hiện đang khá ế ẩm vì một qui định mới cấm sử dụng công quỹ để “biếu xén lẫn nhau” dưới danh nghĩa quà tặng.

Tặng bánh Trung Thu: Một truyền thống tốt đẹp bị biến tướng ở Trung Quốc.
Tặng bánh Trung Thu: Một truyền thống tốt đẹp bị biến tướng ở Trung Quốc.
Việc tặng bánh Trung thu cho người thân và các đối tác kinh doanh là một phần không thể thiếu ở Trung Quốc. Tuy nhiên một luật mới được đề ra nhằm hạn chế việc làm này – đặc biệt là đối với các quan chức chính phủ.
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc qui định các quan chức không được sử dụng công quỹ để “biếu xén lẫn nhau bánh trung thu” dưới danh nghĩa quà tặng.
Quy định mới là một phần của chiến dịch chống tham nhũng và lãng phí của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Lễ hội Trung thu là một nét văn hóa truyền thống của người Trung Quốc. Và quà tặng là những chiếc bánh Trung thu độc đáo. Tuy nhiên, quà tặng mang ý nghĩa may mắn này lại thường đi kèm với những chiếc phong bì chứa đầy tiền mặt. Trong những năm gần đây, việc tặng “bánh Trung thu kèm theo phong bì” được cho là phổ biến ở Trung Quốc.
Các doanh nhân Trung Quốc không ngại biếu những hộp bánh Trung thu có giá trên 2.000 nhân dân tệ (318 USD) kèm theo phong bì để mưu cầu quan hệ.
 Các doanh nhân Trung Quốc không ngại biếu những hộp bánh Trung thu có giá trên 2.000 nhân dân tệ (318 USD) kèm theo phong bì để mưu cầu quan hệ.
Bánh Trung thu thường có nhân là lòng đỏ trứng vịt muối và hạt sen. Lòng đỏ trứng tượng trưng cho mặt trăng. Các doanh nhân không ngại mua những hộp bánh Trung thu có giá trên 2.000 nhân dân tệ (318 USD) để biếu các quan chức hữu quan mưu cầu quan hệ thuận lợi cho việc kinh doanh.
Việc biếu những hộp bánh trung thu đắt tiền kèm theo chè hảo hạng, rượu xịn và phong bì đầy tiền mặt hoặc phiếu giảm giá hàng xa xỉ… đã khiến cho truyền thống tốt đẹp này nằm trên ranh giới giữa tặng quà và hối lộ.
Năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện quy định không cho phép nhận tất cả các loại quà tặng “đóng mác” bánh Trung thu và khiến cho loại bánh truyền thống này trở nên ế ẩm.

Iran cũng muốn rút khỏi “vũng lầy Syria”

(Kiến Thức) - Tehran luôn phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Syria.

Tân tổng thống Iran theo đường lối ôn hòa Hassan Rouhani lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syri.
 Tân tổng thống Iran theo đường lối ôn hòa Hassan Rouhani lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syri.
Giữa lúc các bên phản đối tấn công quân sự vào Syria tìm kiếm một giải pháp hòa bình, có một con đường ngoại giao ít được đề cập đến nhưng lại cần thiết hơn bao giờ hết. Đó là con đường đi qua Iran.

Khủng hoảng Syria “bao trùm” Hội nghị thượng đỉnh G20

(Kiến Thức) - Tuy không nằm trong nghị trình chính thức, nhưng cuộc khủng hoảng Syria lại bao trùm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại St. Petesburg.

Khủng hoảng Syria bao trùm Hội nghị thượng đỉnh G20 ở St Petersburg.
Khủng hoảng Syria bao trùm Hội nghị thượng đỉnh G20 ở St Petersburg.
Ngay trong ngày đầu tiên của Hội nghị G20, Tổng thống Nga đã đề nghị các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận về cuộc tấn công quân sự chống Syria .

Theo RIA Novosti, phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Cung điện Constantine ở ngoại ô St Petersburg, Tổng thống Vladimir Putin đề nghị thảo luận về Syria trong bữa ăn tối 5/9 để không làm phân tán chương trình nghị sự đã được chuẩn bị trước.