Băng tan để lộ 2.000 vật quý trên dãy núi cao nhất Na Uy

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện rất nhiều cổ vật quý khi lớp băng trên núi tan dần.

Hơn 2.000 cổ vật được bảo quản tốt một cách kinh ngạc đã được tìm thấy trên dãy núi cao nhất của Na Uy.
Các nhà khảo cổ học tìm kiếm cổ vật trên một dãy núi Na Uy.
Các nhà khảo cổ học tìm kiếm cổ vật trên một dãy núi Na Uy. 
Các cổ vật quý báu được phát hiện lần lượt trong hàng chục năm qua, có niên đại lên tới 4000 năm Trước Công nguyên (TCN).
Phát hiện đầu tiên là một mũi tên lấy từ dưới lớp băng tan ở Oppdal, Na Uy năm 1914. Vào mùa hè của những năm 1930, băng tan khiến ngày càng nhiều cổ vật được khám phá. Trong những năm 1990, các nhà khảo cổ học tiếp tục thấy nhiều mũi tên, phi tiêu và các dấu vết của động vật.
Sau đó, mùa hè ấm áp ở Na Uy năm 2006 bắt đầu để lộ nhiều cổ vật được bảo quản tốt hơn.
Các cổ vật quý báu được phát hiện lần lượt trong hàng chục năm qua, có niên đại lên tới 4000 năm Trước Công nguyên (TCN).
Những khám phá đáng kinh ngạc này được thực hiện bởi các nhà khảo cổ ở Jotunheimen và các khu vực xung quanh Oppland, Na Uy.
Trong những cổ vật được tìm thấy, có một ván trượt tuyết được bảo quản tốt từ năm 700 sau Công nguyên (SCN) - chiếc thứ hai được bảo quản trên toàn thế giới. Ngoài ra, bộ sưu tập cổ vật còn bao gồm một mũi tên từ Thời kỳ Đồ sắt, áo từ khoảng năm 300 SCN, mũi tên từ năm 3900 TCN hay giày từ Thời đại đồ đồng khoảng năm 1300 TCN…
Các nhà nghiên cứu nhận thấy có rất nhiều cổ vật được tìm thấy trong khoảng từ thế kỷ 8 đến 10. Điều này dường như cho thấy sự gia tăng dân số, tăng tính di động (như vượt núi) và thương mại trước và trong Thời đại Viking ở khu vực này.

Ai Cập phát hiện khảo cổ quan trọng

Nhà chức trách Ai Cập vừa công bố một số phát hiện quan trọng sau khi khai quật 2 ngôi mộ cổ có niên đại cách đây hàng nghìn năm.

Mời quý độc giả xem video: Manh mối kho báu 3.000 năm của vị vua giàu nhất lịch sử
Nhà chức trách Ai Cập vừa công bố một số phát hiện quan trọng sau khi khai quật 2 ngôi mộ cổ có niên đại cách đây hàng nghìn năm.

Xem cổ vật sơn son thếp vàng trăm tuổi

Khoảng 100 hiện vật quy tụ trong trưng bày “Nét vàng son-Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia”, khai mạc 20/6 và kéo dài hết tháng 11.

Chuyên gia trưng bày Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, hơn 100 hiện vật đồ gỗ sơn son thếp có niên đại thời Lê, Nguyễn gồm đồ thờ, tượng thờ với đề tài trang trí tứ linh, tứ quý, thư pháp, linh vật, hoa lá, chim muông. Đồ gỗ sơn thếp gắn với đời sống người Việt có lịch sử lâu dài, từng xuất hiện trong văn hóa Đông Sơn từ 2.000 năm trước. Các nhà khảo cổ từng phát hiện trong các ngôi mộ ở Việt Khê, Châu Can, Xuân La, Châu Sơn một số hiện vật gỗ sơn mang tính bản địa. Một số tài liệu còn cho thấy dưới thời Đinh-Tiền Lê cung điện được xây dựng nguy nga với đồ sơn son thếp vàng rực rỡ. Dưới thời Lý, các công trình cung đình và thờ tự cũng sử dụng đồ sơn thếp trang trí. Nghệ thuật này phát triển rực rỡ nhất ở thời Lê, Nguyễn và hiện vật còn lại đến nay chủ yếu ở thời kỳ này.