Bản nhạc bí ẩn vang lên vào mỗi 6 giờ sáng ở Triều Tiên

Trái với buổi đêm yên tĩnh, cứ mỗi 6 giờ sáng, bản nhạc bí ẩn lại vang lên khắp thủ đô Bình Nhưỡng.

“Nó giống như bản nhạc điều khiển tinh thần”, NK News dẫn lời Mark Fahey, kĩ sư y sinh và chuyên gia về Triều Tiên cho biết. Ông đã từng có thời gian sống ở khách sạn quốc tế Yanggakdo, Triều Tiên và bí mật ghi lại những khoảnh khắc mở đầu ngày mới qua đài FM Pangsong Bình Nhưỡng.
Bản nhạc mà Fahey nghe thấy cũng giống như bản nhạc mà hàng chục khách du lịch nước ngoài nghe thấy từ phòng nghỉ khách sạn của họ, ít nhất là từ những năm 2008. Theo Fahey, bản nhạc thường được bật khi các chương trình truyền hình triều Tiên kết thúc.
Bản nhạc được NK News miêu tả giống như âm thanh buồn rầu, sang sảng vang lên trong buổi sáng lạnh giá. Dường như nó được phát đi từ tháp đồng hồ phía trên nhà ga, dù không ai biết tại sao.
Ban nhac bi an vang len vao moi 6 gio sang o Trieu Tien
 
Theo NKNews, từ thời chủ tịch Kim Il-sung, âm nhạc đã được xem là là chất keo gắn kết quan trọng. Khi còn nhỏ, ông thường chơi đàn organ và có cơ hội chứng kiến sức mạnh truyền cảm hứng tuyệt vời của âm nhạc.
Theo giáo sư Adam Cathcart từ Đại học Leeds, ông Kim Il-sung dường như tin rằng Mi trưởng là nốt tốt nhất để khiến con người tiến về phía trước. Ông cũng nhận ra tiềm năng của âm nhạc trong việc xây dựng cộng đồng, thuyết giảng hay thu hút sự chú ý.
Giáo sư Darren Zook, chuyên gia về âm nhạc Triều Tiên tại UC Berkeley cho biết, gần như không có một loại âm nhạc nào là không liên quan đến nhu cầu của nhà nước hoặc tư tưởng Chủ thế.
Thực tế bản nhạc còn bật ở các khu vực khác vào những khung giờ khác nhau vào buổi trưa và thậm chí nửa đêm. Cách giải thích hợp lý nhất hiện nay là bản nhạc này được sử dụng để đánh dấu thời gian, nhắc mọi người giờ nào phải đi làm và giờ nào họ nên về nhà.

Khốn khổ cuộc sống của người tị nạn Rohingya ở Bangladesh

(Kiến Thức) - Hàng trăm nghìn người tị nạn Rohingya đối diện với điều kiện sống khó khăn trong những lán trại tạm bợ ở Cox’s Bazar, Bangladesh. 

Khon kho cuoc song cua nguoi ti nan Rohingya o Bangladesh
 Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, từ cuối tháng 8/2017, khoảng 436 nghìn người tị nạn Rohingya đã chạy sang Bangladesh lánh nạn và sống trong những khu trại tạm bợ ở Cox’s Bazar. Ảnh: AJ.

Khon kho cuoc song cua nguoi ti nan Rohingya o Bangladesh-Hinh-2
 Thủ tướng Bangladesh Sheikha Hasina cho biết, nước này đã tiếp nhận hơn 800 nghìn người tị nạn Rohingya. Ảnh: AJ.

Khon kho cuoc song cua nguoi ti nan Rohingya o Bangladesh-Hinh-3
Mưa lớn, tình trạng ẩm ướt và không khí ngột ngạt khiến điều kiện sống của những người dân Rohingya trong khu trại tị nạn tạm bợ ở Cox’s Bazar càng trở nên tồi tệ hơn. Ảnh: AJ.

Khon kho cuoc song cua nguoi ti nan Rohingya o Bangladesh-Hinh-4
Các tổ chức cứu trợ địa phương và quốc tế cùng tình nguyện viên đang nỗ lực hết sức để có thể hỗ trợ cho những người tị nạn Rohingya. Ảnh: AJ.

Khon kho cuoc song cua nguoi ti nan Rohingya o Bangladesh-Hinh-5
 Tuy nhiên, ngày càng nhiều người tị nạn đến khu trại này. Họ đối diện với tình trạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Dịch bệnh dường như sắp bùng phát. Ảnh: AJ.

Khon kho cuoc song cua nguoi ti nan Rohingya o Bangladesh-Hinh-6
Theo Al Jazeera, Bangladesh chỉ công nhận một số lượng nhỏ trong 700 nghìn người Rohingya tại các khu trại gần biên giới với Myanmar là người tị nạn. Ảnh: AJ.

Khon kho cuoc song cua nguoi ti nan Rohingya o Bangladesh-Hinh-7
 Những người tị nạn Rohingya phải "lội" qua bùn đất mới vào được lán trại. Ảnh: AJ.

Khon kho cuoc song cua nguoi ti nan Rohingya o Bangladesh-Hinh-8
 Cuộc sống của người Rohingya trong các khu trại tạm bợ ở Bangladesh thiếu thốn đủ đường. Ảnh: AJ.

Khon kho cuoc song cua nguoi ti nan Rohingya o Bangladesh-Hinh-9
 Các em nhỏ tị nạn Rohingya đối diện với nhiều mối nguy hiểm như chúng có thể bị lạm dụng hoặc trở thành nạn nhân của bọn buôn người. Ảnh: AJ.

Khon kho cuoc song cua nguoi ti nan Rohingya o Bangladesh-Hinh-10
 Liên Hợp Quốc cho biết, những thách thức mà Bangladesh đang đối mặt cũng rất lớn. Ảnh: AJ.

Khon kho cuoc song cua nguoi ti nan Rohingya o Bangladesh-Hinh-11
 Được biết, Bangladesh đã bắt đầu cấp thẻ căn cước cho những người mới đến và ghi dữ liệu sinh trắc học. Quá trình này bắt đầu từ tuần trước và dự kiến sẽ mất nhiều tháng mới hoàn thành. Ảnh: AJ.

Khon kho cuoc song cua nguoi ti nan Rohingya o Bangladesh-Hinh-12
 Quang cảnh một khu trại tị nạn của người Rohingya ở Bangladesh. Ảnh: AJ.

Góc nhìn mới cuộc sống ở Triều Tiên qua ảnh Adam Baidawi

(Kiến Thức) - Loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Adam Baidawi đã cung cấp cho độc giả một góc nhìn mới về cuộc sống ở Triều Tiên.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi
Báo Daily Mail (Anh) mới đây đăng tải loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Adam Baidawi phần nào tiết lộ góc nhìn mới về cuộc sống ở Triều Tiên

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-2
Đất nước Triều Tiên vốn được biết đến là một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-3
 Một cảnh sát giao thông đứng trên con đường rộng rãi ở Triều Tiên.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-4
 Người phụ nữ ngoái đầu nhìn ra ngoài cửa sổ khi ngồi trên tàu.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-5
Những người công nhân Triều Tiên thường được giao nhiệm vụ xây dựng tượng đài các nhà lãnh đạo của nước này, cả trong quá khứ và hiện tại. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-6
Nhiếp ảnh gia Baidawi cũng ghé thăm một số ngôi trường ở Triều Tiên. Các em học sinh tài năng sẽ được học trong những ngôi trường tốt nhất ở Triều Tiên và được giảng dạy cả về âm nhạc. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-7
Cảnh vắng vẻ trong một sân bay ở Triều Tiên. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-8
 Tờ báo của Triều Tiên cũng có phiên bản tiếng Anh và được chính phủ Bình Nhưỡng kiểm duyệt chặt chẽ về nội dung, chỉ có những thông tin tích cực được đăng tải.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-9
 Các em học sinh được học lịch sử trong trường.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-10
Để bày tỏ sự kính trọng đối với nhà lãnh đạo của đất nước, người dân Triều Tiên thường trình diễn những màn múa tập thể ấn tượng như thế này. Tiết mục có thể kéo dài hơn một giờ đồng hồ. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-11
Người dân Triều Tiên xem pháo hoa trong một dịp kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Il-sung. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-12
Một nữ cảnh sát giao thông Triều Tiên. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-13
 Một người dân Triều Tiên đi xe đạp trên đường phố.
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-14
Cảnh người dân làm việc trên cánh đồng ở vùng nông thôn. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-15
 “Chúng tôi không được phép chụp binh sĩ Triều Tiên hay các khu công trường xây dựng”, nhiếp ảnh gia Baidawi cho biết. (Nguồn ảnh: Daily Mail)