Bắc Ninh đất nông nghiệp thành khu xưởng, nhà ở: Trách nhiệm chính quyền?

Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, việc xây dựng công trình nhà ở, nhà xưởng trên đất nông nghiệp tại phường Đình Bảng là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xử lý nghiêm. Để xảy ra sự việc, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền địa phương.

Như Báo Tri thức và Cuộc sống đã phản ánh, tình trạng "hô biến" đất nông nghiệp thành nhà ở, nhà xưởng trái phép xảy ra nhan nhản tại địa bàn phường Đình Bảng (TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đang gây xôn xao dư luận.
Chủ tịch thành phố Từ Sơn chỉ đạo xử lý
Liên quan đến sự việc, ngày 19/12/2022, trao đổi với phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Phạm Hoàng Hạnh - Phó Chánh văn phòng UBND TP Từ Sơn cho biết, về nội dung trên, Chủ tịch UBND thành phố đã giao cho UBND phường Đình Bảng tham mưu, trả lời và làm việc với phóng viên.
Trước đó, theo phản ánh của người dân, việc đất nông nghiệp bị “xẻ thịt” thành nhà xưởng, nhà ở có dấu hiệu sử dụng sai mục đích đất, vi phạm pháp luật về đất đai xảy ra đã nhiều năm trên địa bàn phường Đình Bảng, nhưng đến nay không được chính quyền sở tại xử lý dứt điểm.
Điều này khiến người dân cho rằng, vai trò quản lý của chính quyền địa phương, nhất là UBND phường Đình Bảng trong lĩnh vực đất đai không thấy được thể hiện, thậm chí có dấu hiệu buông lỏng quản lý, tiếp tay cho sai phạm?
Ngày 16/12/2022 phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống đã đến liên hệ và đặt lịch làm việc với UBND phường Đình Bảng.
Bà Cao Thị Hồng Liên - Chủ tịch UBND phường Đình Bảng trả lời phóng viên qua điện thoại rằng, đang thời điểm cuối năm, ngày nào cũng đi họp kể cả thứ 7 và chủ nhật nên không có lịch để tiếp.
Nghe bà Liên nói vậy, phóng viên có đề nghị bà Liên phân công cấp dưới để sắp xếp thời gian tiếp nhận thông tin, làm việc với báo chí. Tuy nhiên, bà Liên trả lời, cấp dưới cũng phải tham gia họp.
Bac Ninh dat nong nghiep thanh khu xuong, nha o: Trach nhiem chinh quyen?
  Công trình nhà xưởng và nhà ở cấp 4 hoành tráng khác nằm sâu trong một ngõ của tuyến đường Lý Anh Tông (thuộc phường Đình Bảng) bị phản ánh vi phạm pháp luật về đất đai.
Phường Đình Bảng có buông lỏng quản lý?
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý của sự việc, luật sư Hoàng Tùng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, theo Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 đã quy định rất rõ: Đất ở có mục đích sử dụng để xây dựng nhà ở, đất trồng cây hàng năm có mục đích để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản có mục đích để nuôi trồng thủy sản…
Do vậy, nếu muốn xây nhà ở, người dân phải xây dựng trên đất ở, không được xây trên đất nông nghiệp vì như vậy là trái mục đích sử dụng đất.
Trường hợp người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp và muốn xây dựng nhà ở trên diện tích đất này thì trước tiên phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.
“Bên cạnh những vụ đại án về đất đai, có thể thấy, thời gian qua ở nhiều địa phương xảy ra tình trạng mua bán, chuyển nhượng trái phép đất nông nghiệp, lập dự án ma, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp… Các hành vi này đều bị cơ quan chức năng quyết liệt xử lý nghiêm, dư luận lên án.
Vì vậy, tình trạng xây dựng nhà xưởng, nhà ở trên đất nông nghiệp tại phường Đình Bảng cũng cần phải xử lý, không có ngoại lệ”, luật sư Tùng đề cập.
Mời độc giả xem video: “Hô biến” đất nông nghiệp thành khu xưởng, nhà ở trái phép ở phường Đình Bảng:
 
Theo luật sư Hoàng Tùng, việc xây nhà ở, nhà xưởng trên đất nông nghiệp khi chưa xin phép chuyển mục đích sử dụng đất là vi phạm quy định của pháp luật. Khi đó, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9, 10 và 11 Nghị định 91/2019.
“Tùy thuộc vào loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm…), diện tích vi phạm, khu vực có đất (thành thị hay nông thôn) và đối tượng thực hiện hành vi vi phạm (là tổ chức hay cá nhân) mà mức phạt có thể dao động từ hai triệu đồng đến một tỷ đồng”, luật sư Hoàng Tùng cho hay.
Bên cạnh đó, sử dụng đất không đúng mục đích (xây nhà trên đất nông nghiệp) và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục vi phạm sẽ bị thu hồi đất theo điểm a Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013. Khi đó, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi sẽ không được bồi thường về đất. Đối với tài sản là nhà gắn liền trên đất, do nhà được xây trái phép nên theo quy định tại Điều 92 Luật Đất đai, người sử dụng đất cũng sẽ không được bồi thường.
Bac Ninh dat nong nghiep thanh khu xuong, nha o: Trach nhiem chinh quyen?-Hinh-2
Trụ sở UBND phường Đình Bảng. 
Luật sư Hoàng Tùng nhấn mạnh: “Nếu để hoặc cho phép các công trình nói trên được tồn tại, tiếp tục hoạt động sẽ tạo tiền lệ xấu. Vì thế, ngoài xử phạt đối với các chủ công trình, cơ quan chức năng của TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũng cần thiết xem xét, xử lý trách nhiệm của chính quyền phường Đình Bảng trong việc quản lý đất đai trên địa bàn.
Nếu bị phát hiện chính quyền phường Đình Bảng có hành vi buông lỏng quản lý, hoặc tiếp tay cho sai phạm đất đai thì cần phải xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cán bộ quản lý theo quy định của pháp luật”. 
*Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin.

Đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, bền vững trong bối cảnh mới

Đất đai là tài sản đặc biệt, là nguồn nội lực quan trọng và là nguồn vốn to lớn của đất nước.

Đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta, đất đai còn là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đất đai đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, đời sống nông dân và người dân nông thôn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện, ổn định, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, bảo đảm an ninh lương thực. Giai đoạn 2008 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3,01%/năm , quy mô GDP toàn ngành năm 2020 gấp 1,35 lần. Nông thôn đổi mới, đời sống nông dân cũng được cải thiện. Tuy nhiên, đất đai manh mún, phân tán vẫn là rào cản lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp; chính sách, pháp luật về đất đai cho phát triển nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, chưa được giải quyết kịp thời.

Vì sao cần sửa đổi luật đất đai

(Kiến Thức) - Cần phải sửa đổi Luật đất đai để đảm bảo không còn kẻ hở cho việc trục lợi chính sách đất đai như thời gian đã qua. 

Sự cần thiết cần sửa đổi luật đất đai
Đất là tài nguyên và nguồn lực quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế xã hội. Trong thời gian qua, thực tiễn nảy sinh nhiều vấn đề mới về các mô hình phát triển kinh tế mới như mô hình tập trung tích tụ đất đai, vấn đề sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh cao và sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa trong lúc ruộng đất nông dân manh mún không thể cơ giới hóa và thâm canh tăng năng suất. Vấn đề thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế nhưng lại tác động đến quyền sử dụng đất đai của các chủ sử dụng đất.

Sự thật loại hoa nhập khẩu tiền triệu hút khách dịp Tết

Ở Việt Nam có giá lên tới cả triệu đồng song ở nước ngoài, đào đông đỏ lại chỉ là loại cây bụi, cây dại.

Su that loai hoa nhap khau tien trieu hut khach dip Tet
 Vài năm trở lại đây, đào đông đỏ trở thành loại hoa nhập khẩu được  người tiêu dùng ưa chuộng trong dịp Tết. Ảnh: Dân Việt