Anh lần đầu tiên sử dụng F-35 chống phiến quân IS

Các tiêm kích tàng hình F-35B của Không quân Hoàng gia Anh lần đầu tiên tham gia vào cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở căn cứ quân sự Akrotiri của Anh tại Cộng hòa Cyprus, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Penny Mordaunt cho biết chiến dịch này bắt đầu từ ngày 16/6 và vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Cụ thể, các máy bay F-35B thuộc Phi đội số 617 của Anh đồn trú tại căn cứ Akrotiri đã thực hiện 13 nhiệm vụ trinh sát tại Iraq và Syria, nằm trong Operation Shader – chiến dịch của Anh truy tìm phiến quân IS tại Trung Đông.
Anh lan dau tien su dung F-35 chong phien quan IS
Một chiếc F-35B của Không quân Hoàng gia Anh bay cùng F-35A của Không quân Mỹ. Ảnh: Daily Star.
Sự kiện lịch sử này, theo cách gọi của ông Mordaunt, đồng nghĩa với việc đội bay F-35B của Anh đã đủ tiêu chuẩn đi vào trực chiến và có thể được triển khai chiến đấu bất cứ lúc nào.
Anh đưa F-35B vào thực chiến chỉ sau 6 tháng tiêm kích tàng hình này được công nhận Khả năng hoạt động ban đầu (IOC) và 1 tháng sau khi 6 chiếc F-35B được điều đến căn cứ Akrotiri để tham gia các khóa huấn luyện.
Tiêm kích F-35 gồm 3 phiên bản được phát triển dành cho Không quân (F-35A), Thủy quân lục chiến (F-35B) và Hải quân (F-35C). Trong đó, biến thể F-35B có khả năng hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và cất cánh với khoảng cách ngắn hơn các máy bay thông thường khác. Vì vậy, máy bay có thể hoạt động trên tàu sân bay hay tàu chiến có kích cỡ nhỏ.
Israel là nước đầu tiên đưa tiêm kích F-35I (phiên bản F-35 dành riêng cho Tel Aviv) do Mỹ chế tạo vào chiến đấu, sau đó đến Mỹ sử dụng F-35B tiến hành không kích mục tiêu phiến quân Taliban tại Afghanistan.

Nhật tìm thấy xác chiến cơ F-35 dưới đáy biển

Các đội cứu hộ quân sự Nhật cuối cùng đã tìm thấy các mảnh vỡ của động cơ và cánh của chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ năm F-35 bị rơi xuống biển cách đây hơn một tháng.

Theo Sputniks, thông tin trên được công bố hôm nay (28/5) tại một cuộc họp báo ở Tokyo do Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi Iwaya chủ trì.

Vì sao phi công Liên Xô từ chối dùng máy bay ném bom Tu-22?

(Kiến Thức) - Để có được chiếc Tu-22M hôm nay, các nhà khoa học Liên Xô đã trải qua không ít giai đoạn phát triển. Chắc chắn nhiều người phải ngạc nhiên trước hình dạng thế hệ Tu-22 đời đầu – một chiếc oanh tạc cơ “ít tài lắm tật”.

Vi sao phi cong Lien Xo tu choi dung may bay nem bom Tu-22?
Trong ảnh là máy bay ném bom siêu âm Tu-22M hiện đang phục vụ trong Không quân Nga. Đây là một trong những máy bay ném bom có thiết kế đẹp nhất hiện nay, nó trông như một chú "thiên nga trắng", máy bay được thiết kế với cửa hút không khí cho động cơ ở hai bên hông, cánh tam giác có thể cụp – xòe. Nguồn ảnh: Wikipedia