Ấn Độ "trình làng" hệ thống tên lửa đất đối không MRSAM

Quân đội Ấn Độ giới thiệu hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung phiên bản hiện đại nhất lần đầu tiên, trong buổi lễ duyệt binh mừng Quốc khánh Ấn Độ (26/1).

Hệ thống tên lửa này do Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ phối hợp với Công nghiệp Hàng không Israel (IAI) nghiên cứu và nâng cấp. Tên lửa MRSAM đem đến khả năng phòng không tầm trung trước mọi mối đe dọa trong khu vực mà nó hiện diện, Defence Blog tổng hợp.
An Do
Hệ thống tên lửa MRSAM phiên bản mới nhất của Ấn Độ trong buổi lễ diễu binh 
Hệ thống phóng tên lửa và đài chỉ huy đều được thiết kế và chế tạo tại Ấn Độ, trong khi những chi tiết tinh vi do Israel đảm nhiệm. IAI đã hỗ trợ Ấn Độ 2000 quả tên lửa phòng không, phóng trong phạm vi tối đa 70 km. MRSAM dự kiến sẽ thay thế hệ thống tên lửa Pechora hiện đang phục vụ nhiều năm trong biên chế Quân đội Ấn Độ.
An Do
 

An Do
Một số hình ảnh MRSAM trong buổi lễ duyệt binh kỷ niệm Quốc khánh Ấn Độ 
Hệ thống phòng không MRSAM được trang bị radar dò tìm tần số hiện đại (RF), có thể dò tìm tín hiệu từ nhiều phương hướng. RF nằm trên mặt trước của bệ phóng tên lửa, có chức năng dò tìm mục tiêu di động trên mọi điều kiện thời tiết. MRSAM hoạt động được nhờ các mạch dẫn đôi do DRDO, một đối tác tham gia nghiên cứu, đảm nhận phát triển bộ phận này.
Hệ thống phóng tên lửa bao gồm hai hệ thống đẩy định hướng, cho phép tên lửa đạt vận tốc tối đa của Mach 2. Loại khí tài này có khả năng phóng tên lửa tới nhiều mục tiêu trên chiến trường.

Đích thân Thủ tướng Ấn Độ "lái thử" pháo tự hành K-9

(Kiến Thức) - Theo hợp đồng mua 100 hệ thống pháo tự hành K-9 "thần sấm" phía Hàn Quốc sẽ chỉ cung cấp cho Ấn Độ 10 chiếc đầu tiên, trong khi đó 90 chiếc còn lại sẽ được các công ty quốc phòng của New Delhi tự sản xuất trong nước.

Dich than Thu tuong An Do
Trong cuối tuần vừa qua, đích thân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman, đã có chuyến thăm đến tổ hợp công nghiệp quốc phòng tư nhân Larsen & Toubro (L&T) tại Hazira, nơi đang đặt dây chuyền lắp ráp các hệ thống pháo tự hành K-9 Thunder - "thần sấm" cho Quân đội Ấn Độ. Nguồn ảnh: Narendra Modi.

Dich than Thu tuong An Do
Theo thỏa thuận giữa Tập đoàn L&T của Ấn Độ và Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc, phía Hanwha sẽ chỉ cung cấp cho Quân đội Ấn Độ 10 chiếc K-9 đầu tiên, trong khi đó 90 chiếc còn lại sẽ do L&T tự sản xuất theo dạng chuyển giao công nghệ. Nguồn ảnh: Narendra Modi.

Dich than Thu tuong An Do
 Phiên bản pháo tự hành K-9 của Ấn Độ cũng được gọi với một cái tên khác là Vajra. Quân đội Ấn Độ có kế hoạch trang bị tới 1.500 đơn vị pháo loại này trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Nguồn ảnh: Narendra Modi.

Dich than Thu tuong An Do
  Theo các tham số kỹ thuật được công bố, hiệu suất chiến đấu của pháo tự hành K-9 Thunder do Hàn Quốc tự thiết kế và sản xuất được phía Bộ Quốc phòng Ấn Độ đánh giá khá cao. Khẩu pháo tự hành này không những được Ấn Độ mua lại công nghệ mà Hàn Quốc còn bán được cho Thổ Nhĩ Kỳ với giá trị ước tính lên tới hàng tỷ USD. Nguồn ảnh: Narendra Modi.

Dich than Thu tuong An Do
Trước khi mua được dây chuyền sản xuất pháo tự hành Vajra, Ấn Độ hoàn toàn không có bất cứ một loại pháo tự hành nào mới kể từ thập niên 80 dù trong năm 1999 nước này đã lên kế hoạch nâng cấp cho lực lượng này nhưng bất thành. Nguồn ảnh: Narendra Modi.

Dich than Thu tuong An Do
 Tổng giá trị hợp đồng mua 100 khẩu pháo tự hành K-9 từ Hàn Quốc kèm theo chuyển giao công nghệ cho phía Ấn Độ có giá trị lên tới 800 triệu USD và được hai nước ký kết với nhau từ năm 2015. Nguồn ảnh: Narendra Modi.

Tập trận INDRA 2018: Nga-Ấn thắt chặt "tình huynh đệ"

(Kiến Thức) - Quân đội Nga và Ấn Độ bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung mang tên Indra-2018 nhằm thắt chặt hơn nữa hợp tác chiến lược giữa hai nước trước các thách thức an ninh hiện tại.

Hãng tin TASS dẫn nguồn tin báo chí Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga cho biết, hai máy bay vận tải quân sự IL-76 chở theo 250 binh sĩ Nga đã cất cánh từ căn cứ ở Vladivostok đến Ấn Độ để tham gia tập trận.

Tập trận Indra-2018 bắt đầu từ ngày 18-28/11 tại trường bắn Babina Babina Jhansi, Uttar Pradesh, Ấn Độ. Phía Ấn Độ sẽ cung cấp thiết bị cho binh lính Nga trong quá trình tập trận chung. Phần lớn các phương tiện chiến đấu của Ấn Độ có nguồn gốc từ Nga nên rất thuận lợi cho binh sĩ Nga khi sử dụng thiết bị của Ấn Độ.