Ấn Độ trang bị "sát thủ săn ngầm" Kamorta thứ hai

(Kiến Thức) - Tàu khu trục chống ngầm lớp Kamorta thứ 2 đã gia nhập Hải quân Ấn Độ góp phần nâng cao sức mạnh tác chiến chống ngầm.

Jane’s Defence Weekly ngày 7/1 đưa tin, Hải quân Ấn Độ đã làm lễ tiếp nhận tàu khu trục chống ngầm lớp Kamorta thứ hai mang tên INS Kadmatt (P 29). Buổi lễ diễn ra tại thành phố cảng Visakhapatnam, bang Andhra Pradesh, đây là chiếc thứ 2 thuộc lớp Kamorta.

Tàu được đóng mới tại nhà máy đóng tàu Garden Reach và bàn giao cho hải quân để tiến hành thử nghiệm từ ngày 26/11/2015. Sau gần 2 tháng đánh giá, Hải quân Ấn Độ đã chính thức tiếp nhận tàu vào hoạt động.

Dự án tàu khu trục chống ngầm Kamorta P28 được đóng mới từ thép DMR29A có độ bền cơ học và vật lý cao. 90% hệ thống vũ khí, cảm biến, điều khiển hỏa lực và các hệ thống phụ trợ khác do công nghiệp quốc phòng Ấn Độ chế tạo.

Hải quân Ấn Độ dự kiến đóng mới 4 tàu loại này để nâng cao năng lực tác chiến chống ngầm ở Ấn Độ Dương cũng như các vùng biển khác.

Các tàu khu trục chống ngầm P 28 sẽ đảm nhận vai trò tiên phong trong đội hình tác chiến của Hải quân Ấn Độ.
Các tàu khu trục chống ngầm P 28 sẽ đảm nhận vai trò tiên phong trong đội hình tác chiến của Hải quân Ấn Độ. 

Tàu có thiết kế thủy động lực học với khả năng tàng hình, giảm tiếng ồn và rung xóc khi hoạt động. Hệ thống động lực của tàu được lắp trên một bộ đệm nhằm giảm rung cùng hệ thống che chắc bức xạ hồng ngoại hiện đại. Cấu trúc thượng tầng làm bằng vật liệu composite giúp giảm trọng lượng và tăng khả năng tàng hình.

Cảm biến chính của tàu là radar trinh sát Revati 3D có khả năng theo dõi 150 mục tiêu ở cự ly 200 km. Radar điều khiển hỏa lực EL/M-2221do Israel chế tạo. Hệ thống định vị thủy âm HUMSA-NG gắn ở thân tàu và hệ thống định vị thủy âm kéo theo Atlas Elektronik.

Hệ thống điều khiển hỏa lực tác chiến chống ngầm hợp tác cùng tập đoàn DCNS của Pháp. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử DESEAVER MK-II.

Hệ thống vũ khí trên tàu săn ngầm lớp Kamorta gồm: Pháo hạm Oto Melara 76 mm tầm bắn tối đa 20 km; 16 ống phóng thẳng đứng sử dụng tên lửa phòng không tầm trung Barak-8 tầm bắn tối đa 90 km, tầm cao 12 km; Vũ khí chống ngầm gồm 2 cụm phóng rocket chống ngầm RBU-6000 có khả năng tiêu diệt tàu ngầm ở độ sâu 500 m và 6 ống phóng ngư lôi 533mm.

Ngoài ra, đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Westland Sea King. Tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp diesel CODAD, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 4.000 hải lý.

Khu trục săn ngầm INS Kadmatt có chiều dài 109 m, rộng 13,7 m, lượng giãn nước toàn tải 3.400 tấn, thủy thủ đoàn 123 người.

Tên lửa phòng không Osa-AKM của Nga có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - So với thế hệ trước, tổ hợp tên lửa phòng không 9K33M3 Osa-AKM nâng tầm bắn lên 15km, độ cao bắn hạ đến 12km.

Ten lua phong khong Osa-AKM cua Nga co gi dac biet?
Theo trang quân sự Arms-Expo cho biết, Quân đội Nga vừa thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không Osa-AKM tại trung tâm thử nghiệm tên lửa Kapustin Yar thuộc vùng Astrakhan. Trong đợt thử nghiệm lần này, một tổ hợp Osa-AKM sẽ vừa đóng vai trò phóng một mục tiêu bay giả định Saman-M và sau đó bắn hạ nó bằng một tên lửa đất đối không 9M33M3 mà nó được trang bị.

Điểm vũ khí nguy hiểm của Triều Tiên uy hiếp Hàn Quốc

(Kiến Thức) - Kho tên lửa đạn đạo nhiều chủng loại có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất của Triều Tiên.

Diem vu khi nguy hiem cua Trieu Tien uy hiep Han Quoc
Việc Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch gây chấn động dư luận thế giới. Vụ việc khiến tình hình bán đảo Triều Tiên có nguy cơ căng thẳng trở lại. Trong bối cảnh đó, kho vũ khí nguy hiểm của Triều Tiên lại trở thành chủ đề nóng. Ảnh: Tên lửa đạn đạo KN-08 đạt tầm bắn 4.000km của Triều Tiên trong lễ duyệt binh.