Ấn Độ chính thức sở hữu lựu pháo “lắm tài nhiều tật” M777

(Kiến Thức) - Việc Washington chấp thuận cho phép BAE Systems lắp ráp M777A2 tại Ấn Độ thông qua một công ty khác được xem là sự nhượng bộ rất lớn, điều khó có thể xảy ra đối với các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của Mỹ từ trước tới nay.

Theo trang tin quân sự Army Recognition, Quân đội Ấn Độ đã tiếp nhận những khẩu lựu pháo M777A2 (ULH) đầu tiên từ Tập đoàn BAE Systems trong một buổi lễ được tổ chức hôm 9/11 vừa qua, đây được xem là bước đi quan trọng trong chương trình hiện đại hóa lực lượng pháo binh của Ấn Độ. Tuy nhiên phải đến năm 2019, pháo binh Ấn Độ mới chính thức biên chế loại pháo này.
Trước đó vào đầu năm nay Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã chấp nhận đưa vào trang bị M777A2 sau khi mẫu pháo này vượt qua được các bài kiểm tra cấp nhà nước cũng như kết thúc đợt thử nghiệm trong một số đơn vị pháo binh Ấn Độ. Và dựa trên hợp đồng giữa BAE Systems và New Delhi, tập đoàn vũ khí lớn nhất nhì thế giới sẽ chuyển giao cho Ấn Độ 145 đơn vị M777A2 từ nay cho đến năm 2020.
An Do chinh thuc so huu luu phao “lam tai nhieu tat” M777
Lựu pháo siêu nhẹ M777A2 của Quân đội Ấn Độ xuất hiện trong buổi lễ hôm 9/11. Nguồn ảnh: Indian Express. 
Phát biểu tại buổi lễ hôm 9/11, Phó Chủ tịch – kiêm Tổng giám đốc kinh doanh mảng vũ khí của của BAE Systems - Joe Senftle cho biết, Quân đội Ấn Độ đang tiếp nhận một trong những nền tảng pháo binh mạnh mẽ và đáng tin cậy nhất thế giới hiện nay. Ông này cũng cho biết, sức mạnh của M777A2 còn nằm ở khả năng tác chiến cơ động với thời gian triển khai nhanh và độ chính xác trong mỗi phát bắn gần như là tuyệt đối, bên cạnh đó nó còn có thể được triển khai trên nhiều loại địa hình khác nhau.
Theo thông tin được phía BAE Systems công bố, công ty này sẽ sản xuất 25 đơn vị M777A2 tại Mỹ trong khi 120 đơn vị tiếp theo sẽ được lắp ráp bởi công ty quốc phòng Mahindra Defense Systems Ltd (MDSL) tại Ấn Độ theo một thỏa thuận hợp tác quốc phòng được hai bên ký kết trước đó.
Việc Washington chấp thuận cho phép BAE Systems lắp ráp M777A2 tại Ấn Độ thông qua một công ty khác được xem là sự nhượng bộ rất lớn, điều khó có thể xảy ra đối với các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của Mỹ từ trước tới nay, ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ mà Ấn Độ là một trong số đó. Hành động này của Washington cũng được xem là một cách để lôi kéo New Delhi xích lại gần mình hơn thông qua các hợp đồng vũ khí tỷ USD.
Trong khi đó về phía Ấn Độ, họ chỉ cần các đối tác quốc phòng của mình đồng ý tham gia chương trình “Made in India” thì mọi vấn đề khác đều có xem xét lại.
Hợp đồng mua lựu pháo M777 được chính phủ Ấn Độ và Mỹ ký kết vào năm 2016 với giá trị ước tính khoảng 700 triệu USD, sau khi được đưa vào trang bị mẫu lựu pháo siêu nhẹ này của Mỹ sẽ được Ấn Độ triển khai tới các khu vực biên giới hiểm trở tiếp giáp với Trung Quốc và Pakistan. Sở dĩ có điều này là vì M777 đã chứng minh được năng lực của mình trong suốt thời gian hoạt động tại trường Afghanistan và Iraq nhất là tại các khu vực vùng núi, mẫu pháo này cũng được quảng cáo là có thể dễ dàng vận chuyển lên các điểm cao bằng trực thăng.
Mẫu lựu pháo M777 chính thức phục vụ Quân đội Mỹ từ năm 2005 và là khẩu lựu pháo cỡ nòng 155mm nhẹ nhất thế giới. Với trọng lượng chỉ 4,2 tấn, nó được thiết kế để có thể dễ dàng vận chuyển bởi nhiều loại phương tiện khác nhau bao gồm cả bằng trực thăng vận tải. Tuy nhiên, "nhẹ" dường như là ưu điểm duy nhất của mẫu lựu pháo này, khi suốt từ lúc xuất hiện cho tới nay M777 liên tục gây ra một loạt sự cố cướp đi sinh mạng của hàng chục binh sĩ trong quá trình sử dụng nó.
Trong quá trình Ấn Độ thử nghiệm M777, mẫu pháo này cũng xảy ra sự cố khi phát nổ chỉ sau 5 loạt đạn tuy nhiên không có thương vong. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó Ấn Độ tiếp tục quay lại thử nghiệm M777, còn nguyên nhân vụ tai nạn vẫn chưa được công bố.
An Do chinh thuc so huu luu phao “lam tai nhieu tat” M777-Hinh-2
Bên cạnh danh tiếng, M777 cũng chịu không ít tai tiếng trên chiến trường với một loạt các sự cố khiến hàng chục binh sĩ thiệt mạng. Nguồn ảnh: dvidshub.net. 
Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, những tai nạn liên quan đến khẩu M777 thực chất là do loại đạn pháo dẫn đường Excalibur của khẩu pháo này. Được biết đây là loại đạn pháo thông minh, sử dụng hệ thống dẫn đường GPS để làm tăng độ chính xác khi bắn. Dù vậy BAE Systems đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận giả thuyết này nhưng lại không đưa ra kết quả điều tra các vụ tai nạn của M777.
Có trọng lượng chỉ 4,2 tấn, lựu pháo M777 có nòng dài 5,08 mét, sử dụng cỡ nòng 155mm và có thể bắn được nhiều loại đạn pháo khác nhau trong đó có đạn M107, M795 và M982. Tầm bắn hiệu quả của M777 vào khoảng 20 tới 30 km đối với loại đạn thông thường và lên tới 40 km khi sử dụng đạn M982 Excalibur tăng tầm có dẫn đường.
Không chỉ nhẹ, khẩu pháo này còn có khả năng triển khai cực kỳ nhanh khi chỉ tốn 2 phút 10 giây để triển khai từ trạng thái cơ động sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu và tốn khoảng 2 phút 23 giây để chuyển trạng thái từ chiến đấu sang trạng thái hành quân.

Mời độc giả xem video: Ấn Độ bắn thử nghiệm lựu pháo M777A2. (nguồn ZEE News)

Ngắm chiến đấu cơ "khoẻ" nhất châu Âu với 500.000 giờ bay

(Kiến Thức) - Tổng số toàn bộ giờ bay của các chiến đấu cơ Eurofigher Typhoon trên khắp thế giới đã bước qua con số 500.000 giờ bay - nhiều hơn bất cứ loại chiến đấu cơ nào khác do châu Âu sản xuất.

Ngam chien dau co
 Thông tin vừa được truyền thông châu Âu đăng tải cho biết các chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon đã vượt qua tổng số 500.000 giờ bay vào hồi đầu tháng 11 vừa rồi. Nguồn ảnh: Wiki.

Pháo kéo: Những "ông vua" của chiến trường thế kỷ 21

(Kiến Thức) - Chậm chạp, thiếu cơ động, tốc độ bắn thấp nhưng pháo kéo vẫn là những ông vua trên chiến trường hiện đại bởi chính sự đơn giản của chúng.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21
Chiến tranh hiện đại đòi hỏi phải có khả năng cơ động cao và hỏa lực mạnh. Từ nhiều năm nay, hỏa lực pháo binh luôn đóng vai trò yểm trợ chính cho các hoạt động tác chiến của lực lượng trên bộ. Sức hủy diệt của pháo dã chiến hiện đại đã nhiều lần được chứng minh trong các cuộc chiến tranh với vai trò sử dụng để “làm mềm” chiến trường trước khi lực lượng mặt đất xông lên hoặc để “dập nát” lực lượng phòng ngự của đối phương. Nguồn ảnh: Best Animations.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-2
 Hiện nay, quân đội các nước đều đang phát triển song song 2 hệ thống pháo chính là pháo kéo và pháo tự hành, trong đó, mỗi loại có một ưu thế riêng. Đối với pháo kéo, các chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, sở dĩ loại pháo này vẫn được quân đội các nước ưa chuộng là bởi các lý do sau: Thứ nhất, pháo kéo có trọng lượng nhẹ nên đảm bảo khả năng cơ động chiến lược đáp ứng yêu cầu tác chiến trên bộ hiện đại với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Nguồn ảnh: Medium.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-3
Ưu điểm thứ hai, cấu hình của pháo kéo đơn giản, kích thước nhỏ gọn nên dễ chuyên chở bằng máy bay, xe vận tải, thậm chí là có thể tháo rời từng bộ phận để đưa vào chiến trường; Và thứ ba, các bộ phận hợp thành của pháo kéo khá đơn giản, ít bị hỏng hóc và giá thành rẻ, nên pháo kéo không tốn nhiều thời gian và tiền bạc để duy tu, bảo dưỡng. Bên cạnh đó, với giá thành rẻ nên việc biên chế cũng được số lượng nhiều hơn so với các loại pháo tự hành hiện đại có giá thành đắt đỏ. Nguồn ảnh: The Japan Times.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-4
Mẫu pháo kéo phổ biến và thành công nhất hiện nay có thể kể đến là lựu pháo BAE M777 cỡ nòng 155mm, nó là một biến thể của pháo lựu M198 được sử dụng trong Lục quân và Hải quân đánh bộ Mỹ. So với pháo lựu M198, pháo kéo M777 nhỏ hơn và nhẹ hơn 42%, do nó được chế tạo từ hợp kim titan, với tổng trọng lượng không đến 4.100kg; chiều dài 10,2m; số lượng khẩu đội cũng chỉ cần 5 pháo thủ ít hơn rất nhiều so với 9 pháo thủ trên M198. Nguồn ảnh:  Imgur.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-5
Thời gian triển khai chưa tới 2 phút 30 giây. M777 sử dụng đạn phá mảnh thông thường M107 có tầm bắn lên tới 24km hoặc đạn nổ mạnh phá mảnh M795 với tầm bắn 22,5km. Khi sử dụng với đạn tăng tầm thì tầm bắn có thể lên tới 30km. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nhất định khi sử dụng với đạn thông minh m982 Excalibur thì tầm bắn lên tới 40km với sai số mục tiêu là 5m. Nguồn ảnh: Indian Defence.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-6
Ngoài ra, do M777 có trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ nên có thể chuyên chở bằng máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey, máy bay trực thăng CH-47 hoặc xe tải để nhanh chóng đưa vào chiến trường. Nguồn ảnh: Defense Industry Daily.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-7
 Cái tên tiếp theo là đại diện của pháo kéo hiện đại mẫu lựu pháo Denel G7 cỡ nòng 105mm được Tập đoàn Denel Land Systems/Nam Phi nghiên cứu, phát triển từ năm 2000. Pháo có trọng lượng 3.800kg; dài 6,9m; rộng 2,02m; cao 2,1m; sơ tốc đầu đạn 950m/s; biên chế 100 quả đạn tiêu chuẩn; giá pháo có đuôi hình chữ “V” làm bằng thép cường lực và có kích nâng khi đưa vào vị trí tác xạ. Nguồn ảnh: Denel Dynamics.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-8
 Pháo kéo Denel G7 có tầm bắn tối đa 30km - xa hơn tầm bắn của tất cả các kiểu pháo lựu 105mm cũng như phần lớn các kiểu pháo lựu 155mm hiện có trong biên chế quân đội các nước trên thế giới. Denel G7 sử dụng đạn nổ phá 105mm thế hệ mới, có diện phá hủy các mục tiêu lên tới 1.900 m2. Nguồn ảnh: Denel Dynamics.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-9
Còn đại diện pháo kéo mạnh mẽ nhất đến từ Nga là mẫu lựu pháo152mm 2A36, đây là mẫu lựu pháo được Liên Xô nghiên cứu phát triển từ Chiến tranh Lạnh và tiếp tục được sử dụng cho đến ngày nay. 2A36 có trọng lượng 9,8 tấn; khẩu đội 8 người; tốc độ bắn 6 viên/phút; khối lượng đạn nổ mảnh 46kg; năng lượng đầu nòng pháo 20.950kj; góc tầm từ -2/+57 độ; góc hướng từ -25/+25 độ.  Nguồn ảnh: news4europe.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-10
Pháo có giá pháo 4 bánh; nòng pháo có loa hãm lùi đầu nòng dạng nhiều buồng có khe nứt. Pháo kéo 152mm 2A36 sử dụng cơ chế nạp đạn nửa tự động, thiết bị ngắm bắn trực tiếp và gián tiếp nằm bên trái pháo. Ngoài ra, pháo còn được trang bị  thiết bị giảm giật thủy lực và bộ phận làm mát bằng chất lỏng; cơ chế thay đổi tầm và hướng điều khiển bằng tay hai tốc độ. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-11
 Theo Bộ Quốc phòng Nga, 2A36 có khả năng cơ động cực cao do trọng lượng nhẹ, nên có thể vận chuyển bằng được thủy, đường không và tàu hỏa. 2A36 có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ mảnh (HE-FRAG), đạn mẹ - con tự tìm mục tiêu và đạn vạch đường xuyên giáp (AP-T).  Nguồn ảnh: defence24.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-12
 Theo đó, đạn pháo 152mm 2A36 được chế tạo theo thiết kế mới cho phép nâng tầm bắn với đạn HE-FRAG tăng tầm lên tối đa 40km và đạt tiêu chuẩn 27km với đạn HE-FRAG thông thường. Ngoài ra, 2A36 còn được trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại để nâng cao khả năng điểm xạ chính xác như: Thiết bị nhận tín hiệu vệ tinh, hệ thống đo góc thủy lực tự hiệu chỉnh, máy tính điện tử, máy cảm biến tốc độ cơ khí. Nguồn ảnh: news4europe.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-13
Cái tên cuối cùng trong danh sách là gã "tí hon" LG-105 MkIII, mẫu lựu pháo do Tập đoàn Nexter Systems/Pháp nghiên cứu chế tạo. Đây là kiểu pháo có trọng lượng nhẹ, rất dễ sử dụng và là vũ khí lý tưởng khi cần phải chuyên chở bằng máy bay hoặc tàu đổ bộ. LG-105 MkIII có trọng lượng 1,5 tấn; tốc độ bắn 30 phát/phút; kíp pháo thủ biên chế 3 người. LG-105 MkIII có thể bắn mọi loại đạn phù hợp với tiêu chuẩn NATO, đặc biệt là đạn M1 của Mỹ với tầm bắn tiêu chuẩn trên 11km và đạn tăng tầm Nexter Munitions với tầm xa trên 17km. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Phao keo: Nhung "ong vua" cua chien truong the ky 21-Hinh-14
 Ngoài ra, pháo LG-105 MkIII còn được ghép nối với hệ thống điều khiển bắn (hệ thống C3I - chỉ huy, điều khiển, truyền tin và tình báo) cho phép pháo thủ tính toán chính xác vị trí mục tiêu. Hiện nay, đã có nhiều nước đặt mua loại pháo này gồm: Inđônêxia 20 khẩu; Canađa 28 khẩu; Thái Lan 24; Bỉ 14 khẩu; Ấn Độ 1.400 khẩu. Nguồn ảnh: defence24.