1. Cầu tự vẫn (California)
![]() |
Một trong các vụ nổi tiếng nhất là một người mẹ tuyệt vọng ném con gái qua thành cầu vào ngày 01/5/1937 rồi nhảy theo con. Bà mẹ thiệt mạng, nhưng cô con gái may mắn thoát chết vì rơi xuống bụi cây bên dưới.
Cây cầu này hiện vẫn chứng kiến 10 vụ tự tử mỗi năm. Một nghiên cứu của cảnh sát cho thấy, hơn 10% các vụ tự tử của thành phố trong vòng 5 năm qua xảy ra tại cây cầu tuyệt mạng này.
2. Núi lửa Mount Mihara (Nhật Bản)
![]() |
Từ đó, ngọn núi lửa mang cái tên mới “Suicide Point” (Nơi tự vẫn). Riêng năm 1933 đã có 944 người nhảy vào miệng núi lửa, con số giảm xuống còn 350 vụ vào năm sau đó. Nhiều du khách đến Mount Mihara chỉ để xem các vụ tự tử.
Tuy nhiên sau đó, chính quyền địa phương đã tăng các biện pháp an toàn để chấm dứt hiện tượng này, đồng thời coi việc mua vé một chiều đến đảo là phạm pháp.
3. The Gap (Australia)
![]() |
Mỗi lần ông thấy có người đứng gần rìa đá là ông lại đến gần và mời họ uống trà. Bằng cách này, ông đã cứu được 160 mạng người. Don Ritchie được gọi là “thiên thần của The Gap”. Năm 2012 ông qua đời, để lại câu chuyện sâu sắc cho hậu thế về tình người.
4. Beachy Head (Anh)
![]() |
Mỗi năm lại có 20 vụ tự sát ở đây, bắt đầu từ những năm 1600. Từ năm 2004, chính quyền địa phương tăng cường giám sát khu vực này. Cứ hai lần một ngày sẽ có đội tuần tra của Beachy Head đi kiểm tra và xác định những người có khả năng sẽ tự tử.
Họ đặt biển báo hiển thị số điện thoại đường dây nóng khuyến khích những người có ý định tự tử gọi đến để được tư vấn. Tính đến tháng 01/2013, đã có 252 người được cứu sống nhờ đội tuần tra và tình nguyện.
5. Cầu Cổng Vàng (San Francisco)
![]() |
Đã có hơn 1.600 người tự sát kể từ ngày cầu bắt đầu hoạt động năm 1937, khiến cây cầu trở thành nơi có nhiều vụ tự tử nhất nước Mỹ. Vào những năm 1980-1990, các chuyên gia y tế yêu cầu báo chí không đưa tin về số vụ tự sát trên cầu với hy vọng giảm thiểu các hành vi tương tự.
Tuy nhiên, số vụ tự sát vẫn không ngừng gia tăng. Tháng 6/2014, thành phố San Francisco duyệt chi 76 triệu USD để lắp đặt một lưới thép phía dưới cầu để ngăn tự tử.
6. Ga tàu điện ngầm London (Anh)
![]() |
Các nhà chức trách cho rằng con số này thực tế còn ít hơn dự đoán vì ngày càng nhiều người đi tàu điện ngầm so với thời gian trước đây. 64% các vụ tự sát ở ga tàu điện ngầm là các chàng trai trẻ. Một điểm đáng chú ý là ga nằm gần bênh viện tâm thần, và 55% số người tự tử là bệnh nhân nội trú.
7. Thác Niagara
![]() |
Nhà sử gia Paul Gromosiak ước tính có khoảng 2.780 vụ tự tử từ năm 1856-1995, nhưng con số thực tế có lẽ còn lớn hơn nhiều. Thời báo sức khỏe cộng đồng Mỹ năm 1991 cho biết, 59% số người nhảy thác đàn ông và 41% là phụ nữ.
Con số này là khá cao vì tỷ lệ phụ nữ tự sát trên cả nước Mỹ chỉ là 24%. Trong nhiều năm, dịch vụ chèo thuyền đưa khách du lịch tại thác còn tiếp quản thêm nhiệm vụ vớt xác chết.
8. Rừng Aokigahara (Nhật Bản)
![]() |
Con số này thực tế có thể cao hơn nhiều do nhiều người đến rừng Aokigahara nhưng lại bỏ mạng ở cánh rừng khác vì họ không biết chính xác rừng Aokigahara nằm ở vị trí nào.
Sau khi cuốn tiểu thuyết Kuroi Jukai được xuất bản năm 1961 có nội dung một người tình trẻ tự sát trong rừng, người Nhật bắt đầu “phong trào” tự sát tại rừng Aokigahara với con số 50-100 người chết vì tự sát mỗi năm.
9. Tháp Eiffel, Paris (Pháp)
![]() |
Vụ tự tử đầu tiên được ghi nhận ở đây là một chàng trai 23 tuổi treo mình trên một cây xà của tháp năm 1898.
Trong số các vụ tự sát ở đây, chỉ 2 người sống sót sau khi nhảy từ độ cao 52m, một người bị gió thổi vào xà cầu, một người khác rơi xuống một chiếc xe hơi bên dưới. Người ta đồn rằng người phụ nữ này sau đó đã kết hôn với chủ nhân chiếc xe.
10. Cầu Overtoun, Milton, (Scotland)
![]() |
Tiến sĩ tâm lý học động vật David Sands thử một thí nghiệm ở đây. Ông dắt chú chó Henrix 19 tuổi lên cầu, Henrix từng thoát chết khỏi cầu trước đó. Khi đến gần chỗ nhảy trước đây, Henrix tỏ ra căng thẳng, nhưng chú đã quá già nên không nhảy được.
Dưới cầu có rất nhiều chuột, chồn và sóc. Thí nghiệm cho thấy 70% các chú chó phản ứng mạnh với mùi chồn, có lẽ đây là lý do xác đáng nhất cho hiện tượng này, vì mùi chồn đặc biệt nồng trong những ngày nắng ráo.