96% ĐBQH thông qua Luật Tố cáo, chỉ chấp nhận tố bằng đơn, trực tiếp

(Kiến Thức) - Luật Tố cáo (sửa đổi) vừa được Kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XIV thông qua chỉ chấp nhận hình thức tố cáo bằng đơn hoặc trực tiếp, không chấp nhận hình thức bằng email, điện thoại, tin nhắn, fax….

Với 468/469 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 96,1% tổng số đại biểu) tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật tố cáo (sửa đổi) vào sáng ngày hôm nay (12/6).
Trước khi thông qua toàn bộ dự thảo luật, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua quy định về hình thức tố cáo được quy định tại Điều 22.
Theo quy định của luật hiện hành thì tố cáo phải bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Tuy nhiên, qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì cần phải mở rộng các hình thức tố cáo bằng email, điện thoại, tin nhắn, fax cho phù hợp.
Tuy nhiên, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Tố cáo sửa đổi sáng 12/6, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói rằng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết đa số ý kiến đại biểu đề nghị giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp để bảo đảm tính khả thi.
 
Về việc, một số ý kiến đề nghị mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, tin nhắn điện thoại… Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, nếu các tố cáo qua các kênh trên có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, bằng chứng cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật, thì cơ quan tiếp nhận thông tin phải tiến hành việc kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết, xử lý để không bỏ sót, bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật.
Về bảo vệ người tố cáo, có ý kiến đề nghị giữ đối tượng được bảo vệ như Luật hiện hành. Một số ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng được bảo vệ là người cung cấp thông tin, người làm chứng, người nắm giữ các tài liệu quan trọng liên quan đến nội dung tố cáo, người trực tiếp xác minh và người giải quyết tố cáo...
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Điều 47 của dự thảo Luật xác định đối tượng được bảo vệ theo hướng làm rõ phạm vi “người thân thích của người tố cáo” trong quy định của Luật hiện hành. Quy định này vừa kế thừa Luật hiện hành, vừa bảo đảm tính cụ thể, chặt chẽ của điều luật, đồng thời tập trung nguồn lực cho công tác bảo vệ, bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu giải quyết tố cáo. Đối với các đối tượng khác, pháp luật hiện hành vẫn có đủ cơ chế để bảo vệ khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.
Đối với các đối tượng khác, pháp luật hiện hành vẫn có đủ cơ chế để bảo vệ khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.
Về ý kiến đề nghị quy định rõ hơn về căn cứ để yêu cầu, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rằng đây là các vấn đề rất cụ thể, đa dạng trong thực tiễn. Do đó Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của công tác bảo vệ.
Liên quan đến ý kiến đề nghị bổ sung quy định về bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý theo hướng không quy định về địa điểm bảo vệ.
Về biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm (Điều 57), có ý kiến đề nghị bổ sung vào khoản 1 Điều 57 biện pháp để bảo vệ vị trí công tác của người được bảo vệ trong trường hợp mới phát sinh nguy cơ bị thay đổi, điều chuyển công tác. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, quy định tại Điều 57 đã bao quát các biện pháp để bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ, không chỉ khắc phục hậu quả đã xảy ra mà còn ngăn chặn việc quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ có nguy cơ bị xâm hại.

Quốc hội sẽ xem xét biểu quyết thông qua 2 nghị quyết, 3 dự luật

Ba dự thảo Luật ngày hôm nay dự kiến sẽ được các đại biểu Quốc hội xem xét thông qua gồm Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật An ninh mạng và Luật Tố cáo (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, sáng 12/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường biểu quyết thông qua hai dự thảo Nghị quyết và ba dự thảo Luật.

Lại “nóng” chuyện hóa đơn tiền điện

(Kiến Thức) - Thời tiết mùa hè đang chuyển dần sang trạng thái oi nóng và nhiệt độ tăng cao từng tuần, đến hẹn lại lên, chủ đề hóa đơn tiền điện lại thu hút đông đảo sự quan tâm của khách hàng sử dụng điện trên khắp cả nước.

Theo số liệu thống kê của Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), sản lượng điện tiêu thụ toàn thành phố đã đạt 70,47 triệu kWh vào ngày 08/06/2018, sản lượng điện tiêu thụ ngày bình quân lũy kế tháng 6 (tính đến ngày 08/06/2018) là 61,12 triệu kWh, đây là mức tiêu thụ điện cao kỷ lục từ đầu năm đến nay.
Biểu đồ tình hình tiêu thụ điện những ngày qua trên địa bàn TP. Hà Nội.
Biểu đồ tình hình tiêu thụ điện những ngày qua trên địa bàn TP. Hà Nội. 

Vợ vừa đi làm về, chồng “đón” bằng 3 nhát dao oan nghiệt

(Kiến Thức) - Một người chồng đã cầm dao đâm vợ tử vong khi chị này vừa đi làm thuê từ Hà Nội về nhà. Gây án xong người chồng định tự sát nhưng được mọi người đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Trưa 12/6, trao đổi với PV về thông tin chồng đâm chết vợ, ông Lò Văn Thượng - Trưởng bản Nậm Cưởm (xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, Yên Bái) xác nhận cho biết, có sự việc trên xảy ra tại địa bàn vào khoảng 20h ngày 11/6.

Thông tin ban đầu, 17h chiều qua (11/6), chị Lò Thị X. (SN 1979, ở bản Nậm Cưởm) đi làm dưới Hà Nội về nhà. Tuy nhiên, khi đến nhà lại xảy mâu thuẫn với người chồng là Cầm Văn Sáu (SN 1976). Đỉnh điểm khoảng 20h cùng ngày, Sáu cầm dao đâm 3 nhát vào vợ khiến chị này tử vong tại chỗ.