95% ĐBQH thông qua Nghị quyết lập đoàn giám sát về phòng cháy, chữa cháy

(Kiến Thức) - 95,07% đại biểu Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về phòng cháy chữa cháy. Nghị quyết giao cho Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ làm trưởng đoàn.

Sáng 15/6, với tỷ lệ 95,07% số ĐBQH có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018”.
Nghị quyết giao Phó Chủ tịch Quốc hội - Đỗ Bá Tỵ làm Trưởng đoàn giám sát. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt làm Phó trưởng đoàn thường trực. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga và Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy làm Phó trưởng đoàn.
Đoàn giám sát có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch giám sát. Báo cáo kết quả giám sát với UBTVQH tại phiên họp tháng 8/2019. Báo cáo kết quả giám sát để Quốc hội tiến hành giám sát tối cao tại Kỳ họp thứ Tám.
Trình bày dự thảo Nghị quyết, Phó Tổng thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh cho biết, đoàn giám sát có nhiệm vụ xem xét, đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018.
 
Bên cạnh đó, đoàn cũng phải đánh giá những kết quả, hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn trên; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đoàn cũng có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện nghiêm và có hiệu quả hơn chính sách, pháp luật liên quan đến PCCC; hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.
Về đối tượng chịu giám sát, Chính phủ báo cáo chung về tình hình ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn này. Các bộ, cơ quan ở trung ương báo cáo thuộc phạm vi quản lý của mình các cuộc họp với đoàn giám sát.
"Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở có hoạt động liên quan trực tiếp đến công tác PCCC cũng chịu sự giám sát. Ở địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về nội dung chuyên đề giám sát thuộc phạm vi của mình”, Phó tổng thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh nói.

ĐBQH: Doanh nghiệp vừa cổ phần hóa đã bán trao tay, ai móc ngoặc?

(Kiến Thức) - ĐBQH cho rằng, có lợi ích nhóm trong quá trình cổ phần hóa gây thất thoát đất đai, biến đất công thành đất tư. Thậm chí doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã bán trao tay thì chúng ta còn thu được lại tiền hay không?

Phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi liên quan đến nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến việc quản lý đất đai, giao đất, đấu thầu, chuyển mục đích sử dụng đất chưa đúng giá thị trường, gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Đáng chú ý, tại phiên chất vấn sáng 5/6, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đã nêu vấn đề về việc các hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp. Đoàn giám sát đã chỉ ra rất nhiều sai phạm nghiêm trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, xác định giá đất khi giao, gây thất thoát lớn tài sản nhà nước.

Dự báo thời tiết ngày 15/6: Mưa trên diện rộng, Miền Bắc dịu mát

Theo dự báo thời tiết sáng 15/6, rãnh áp thấp có trục ở khoảng 20-23 độ Vĩ Bắc tiếp tục hoạt động mạnh gây ra mưa rào và dông diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ.

Một số nơi có mưa vừa, mưa to như Bắc Hà (Lào Cai) và Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 48mm, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 22mm, Bắc Ninh 22mm, Hải Dương 38mm, Hà Đông 21mm, Hưng Yên 19mm…