Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

8 địa điểm du lịch bạn nên đến trước khi chúng biến mất

30/09/2021 01:06

Biến đổi khí hậu toàn cầu đã dẫn đến các vấn đề trầm trọng về môi trường như nhiệt độ tăng cao, mực nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt cùng các hiện tượng xói mòn, sạt lở. 

Theo Thu Hường/ Petrotimes

7 địa danh nổi tiếng thế giới đã biến mất mãi mãi

Kinh ngạc cảnh quan khó tin ở "vùng đất 7 sắc cầu vồng"

“Biển Chết” của Trung Quốc không khác gì một bức tranh trừu tượng

Bí mật động trời sau 5 địa danh bị làm mờ trên Google Maps

Vùng đất hoang sơ như thời tiền sử trong hố sụt Mèo Vạc – Hà Giang

Biển chết, Israel và Jordan: Dù được gọi là biển nhưng thực chất Biển Chết là một hồ nước muối nằm trên biên giới giữa Jordan, Israel và Bờ Tây. Đây cũng là hồ nước lớn nhất và mặn nhất thế giới (mặn hơn nước biển bình thường 8 lần). Đây là địa điểm du lịch ưa thích của rất nhiều du khách, họ tìm đến đây với mong muốn thả trôi mình trên mặt nước một cách thoải mái mà không phải vận động hay tốn bất kì công sức nào.
Biển chết, Israel và Jordan: Dù được gọi là biển nhưng thực chất Biển Chết là một hồ nước muối nằm trên biên giới giữa Jordan, Israel và Bờ Tây. Đây cũng là hồ nước lớn nhất và mặn nhất thế giới (mặn hơn nước biển bình thường 8 lần). Đây là địa điểm du lịch ưa thích của rất nhiều du khách, họ tìm đến đây với mong muốn thả trôi mình trên mặt nước một cách thoải mái mà không phải vận động hay tốn bất kì công sức nào.
Tuy nhiên vì Biển Chết còn được khai thác cho việc sản xuất kali nhờ vào độ mặn cao và dùng nguồn nước từ sông Jordan (chảy ra Biển Chết) phục vụ cho nông nghiệp đã khiến nguồn nước trong hồ giảm mạnh cũng như thu hẹp diện tích ở mức báo động. Đồng thời, khí hậu khô nóng đặc trưng của vùng Trung Đông cũng là nguyên nhân khiến Biển Chết gặp khó khăn trong việc bổ sung lại nguồn nước. Trong tương lai, Biển Chết có thể sẽ không còn là một địa điểm du lịch nữa vì sẽ “chết” thực sự.
Tuy nhiên vì Biển Chết còn được khai thác cho việc sản xuất kali nhờ vào độ mặn cao và dùng nguồn nước từ sông Jordan (chảy ra Biển Chết) phục vụ cho nông nghiệp đã khiến nguồn nước trong hồ giảm mạnh cũng như thu hẹp diện tích ở mức báo động. Đồng thời, khí hậu khô nóng đặc trưng của vùng Trung Đông cũng là nguyên nhân khiến Biển Chết gặp khó khăn trong việc bổ sung lại nguồn nước. Trong tương lai, Biển Chết có thể sẽ không còn là một địa điểm du lịch nữa vì sẽ “chết” thực sự.
Rạn san hô Great Barrier, Úc: Được biết đến như một trong những điểm lặn đẹp nhất thế giới, rạn san hô Great Barrier hiện đang phải đối mặt với những mối đe doạ do nhiệt độ nước biển tăng, ô nhiễm nước, đánh bắt cá khiến cho rạn san hô ngày càng bị xói lở. Theo Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, tỷ lệ biến mất của rạn san hô hơn 7.000 năm tuổi này nhanh chưa từng có. Một số nhà khoa học dự đoán nó có thể chết trong vòng 40 năm tới, cùng với sự biến mất đáng kể của nhiều loài sinh vật biển sống phụ thuộc vào nó. Khi đến đây, bạn hãy cẩn thận đừng dẫm chân hoặc chạm vào san hô bởi chúng rất mong manh và dễ bị phá huỷ.
Rạn san hô Great Barrier, Úc: Được biết đến như một trong những điểm lặn đẹp nhất thế giới, rạn san hô Great Barrier hiện đang phải đối mặt với những mối đe doạ do nhiệt độ nước biển tăng, ô nhiễm nước, đánh bắt cá khiến cho rạn san hô ngày càng bị xói lở. Theo Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, tỷ lệ biến mất của rạn san hô hơn 7.000 năm tuổi này nhanh chưa từng có. Một số nhà khoa học dự đoán nó có thể chết trong vòng 40 năm tới, cùng với sự biến mất đáng kể của nhiều loài sinh vật biển sống phụ thuộc vào nó. Khi đến đây, bạn hãy cẩn thận đừng dẫm chân hoặc chạm vào san hô bởi chúng rất mong manh và dễ bị phá huỷ.
Venice, Ý: Venice đã chìm xuống biển hơn 22 m trong 100 năm qua. Mặc dù chính quyền đang cố gắng để Venice không bị chìm, nhưng không có nhiều hành động cụ thể được làm. Các nhà khoa học ước tính trong vòng 70 năm nữa, Venice sẽ hoàn toàn chìm dưới mặt biển. Có lẽ đây là lý do tại sao trong mấy năm gần đây, khách du lịch đến nơi đây đã tăng vọt.
Venice, Ý: Venice đã chìm xuống biển hơn 22 m trong 100 năm qua. Mặc dù chính quyền đang cố gắng để Venice không bị chìm, nhưng không có nhiều hành động cụ thể được làm. Các nhà khoa học ước tính trong vòng 70 năm nữa, Venice sẽ hoàn toàn chìm dưới mặt biển. Có lẽ đây là lý do tại sao trong mấy năm gần đây, khách du lịch đến nơi đây đã tăng vọt.
Alps, Thụy Sĩ: Swiss Alps được biết đến là một trong những điểm trượt tuyết sang trọng nhất thế giới nhưng những năm qua địa điểm này đã trở thành nạn nhân của sự nóng lên toàn cầu. Với lượng tuyết ít hơn khoảng 40% so với 50 năm trước, các khu vực nằm thấp đang phải phụ thuộc rất nhiều vào tuyết tổng hợp để đáp ứng nhu cầu du lịch.
Alps, Thụy Sĩ: Swiss Alps được biết đến là một trong những điểm trượt tuyết sang trọng nhất thế giới nhưng những năm qua địa điểm này đã trở thành nạn nhân của sự nóng lên toàn cầu. Với lượng tuyết ít hơn khoảng 40% so với 50 năm trước, các khu vực nằm thấp đang phải phụ thuộc rất nhiều vào tuyết tổng hợp để đáp ứng nhu cầu du lịch.
Maldives: Nhiệt độ ngày càng tăng cao, mực nước biển dâng lên do biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều địa danh nổi tiếng trên thế giới đã và đang phải đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn, trong đó có Maldives. Thực tế, hơn 100 hòn đảo đã biển mất do sự xói mòn tự nhiên và mực nước biển dâng. Với nhiều hòn đảo đang tồn tại, xói mòn bờ biển đang tiếp tục là vấn đề lớn.
Maldives: Nhiệt độ ngày càng tăng cao, mực nước biển dâng lên do biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều địa danh nổi tiếng trên thế giới đã và đang phải đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn, trong đó có Maldives. Thực tế, hơn 100 hòn đảo đã biển mất do sự xói mòn tự nhiên và mực nước biển dâng. Với nhiều hòn đảo đang tồn tại, xói mòn bờ biển đang tiếp tục là vấn đề lớn.
Rừng nhiệt đới Madagascar, Madagascar: Madagascar nổi tiếng thế giới vì là nơi trú ẩn của loài vượn cáo. Có hơn 20 loài vượn cáo sinh sống ở đây và 80% động, thực vật ở Madagascar không có ở các nơi khác trên thế giới. Nếu không được bảo vệ, đảo quốc này sẽ biến mất trong vòng 35 năm nữa vì hệ sinh thái đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi nạn săn bắt trộm, đốn cây, đốt rừng lập nông trại.
Rừng nhiệt đới Madagascar, Madagascar: Madagascar nổi tiếng thế giới vì là nơi trú ẩn của loài vượn cáo. Có hơn 20 loài vượn cáo sinh sống ở đây và 80% động, thực vật ở Madagascar không có ở các nơi khác trên thế giới. Nếu không được bảo vệ, đảo quốc này sẽ biến mất trong vòng 35 năm nữa vì hệ sinh thái đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi nạn săn bắt trộm, đốn cây, đốt rừng lập nông trại.
Đảo Komodo, Indonesia: Được thành lập vào năm 1980 để bảo vệ Rồng Komodo có nguy cơ tuyệt chủng, công viên quốc gia Đông Ấn này thu hút nhiều thợ lặn và nhiếp ảnh vì sự giàu có của loài san hô và động vật có vú quý hiếm. Ngày nay, hòn đảo và vùng biển xung quanh đang bị đe doạ. Tẩy trắng san hô và axit hóa đại dương đang đe doạ và giết chết các rạn san hô, trong khi sự gia tăng dân số và lượng du khách ghé thăm tăng nhanh chóng đã thay đổi bộ mặt của hòn đảo này.
Đảo Komodo, Indonesia: Được thành lập vào năm 1980 để bảo vệ Rồng Komodo có nguy cơ tuyệt chủng, công viên quốc gia Đông Ấn này thu hút nhiều thợ lặn và nhiếp ảnh vì sự giàu có của loài san hô và động vật có vú quý hiếm. Ngày nay, hòn đảo và vùng biển xung quanh đang bị đe doạ. Tẩy trắng san hô và axit hóa đại dương đang đe doạ và giết chết các rạn san hô, trong khi sự gia tăng dân số và lượng du khách ghé thăm tăng nhanh chóng đã thay đổi bộ mặt của hòn đảo này.
Đài nguyên Alaska, Mỹ: Đài nguyên Alaska ở Mỹ là quần xã sinh vật lạnh nhất thế giới. Sự đóng băng vĩnh viễn, nhiệt độ thấp, và chất dinh dưỡng ít trong đất đã ngăn chặn nhiều loại cây phát triển. Đài nguyên Alaska chịu ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu nhanh và nghiêm trọng hơn những nơi khác trên Trái Đất. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, đài nguyên xinh đẹp này sẽ biến mất hoàn toàn.
Đài nguyên Alaska, Mỹ: Đài nguyên Alaska ở Mỹ là quần xã sinh vật lạnh nhất thế giới. Sự đóng băng vĩnh viễn, nhiệt độ thấp, và chất dinh dưỡng ít trong đất đã ngăn chặn nhiều loại cây phát triển. Đài nguyên Alaska chịu ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu nhanh và nghiêm trọng hơn những nơi khác trên Trái Đất. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, đài nguyên xinh đẹp này sẽ biến mất hoàn toàn.

Top tin bài hot nhất

Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

07/05/2025 08:30
Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

19/04/2025 08:30
Làm clip bổ dừa, Quỳnh Alee nhận về ý kiến trái chiều

Làm clip bổ dừa, Quỳnh Alee nhận về ý kiến trái chiều

17/04/2025 08:00
"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

24/04/2025 07:45

Bạn có thể quan tâm

 Quang Hải mua xe tiền tỷ động viên vợ "sinh một đội bóng"

Quang Hải mua xe tiền tỷ động viên vợ "sinh một đội bóng"

Top món ngon không thể bỏ lỡ khi đến Thái Lan du lịch

Top món ngon không thể bỏ lỡ khi đến Thái Lan du lịch

Mẫu nữ qua đời trên livestream khiến người xem bàng hoàng

Mẫu nữ qua đời trên livestream khiến người xem bàng hoàng

Diệu Nhi khoe khoảnh khắc hài hước ở đám cưới Hồ Quỳnh Hương

Diệu Nhi khoe khoảnh khắc hài hước ở đám cưới Hồ Quỳnh Hương

Tiktoker Xuân Ca hóa “boxing girl”, tạo dáng cực cuốn

Tiktoker Xuân Ca hóa “boxing girl”, tạo dáng cực cuốn

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng cực "slay" trên thảm đỏ

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng cực "slay" trên thảm đỏ

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status