8 bước cơ bản tự vệ sinh máy lạnh tại nhà an toàn, tiết kiệm

Vệ sinh máy lạnh thường xuyên sẽ đem đến luồng không khí trong lành hơn cho căn phòng, giúp tiết kiệm điện và gia tăng tuổi thọ điều hòa. Dưới đây là 8 bước cơ bản tự vệ sinh máy lạnh tại nhà an toàn, tiết kiệm nhất.

Để chuẩn bị cho cả một mùa nắng nóng đang vào đợt cao điểm chúng ta nên chủ động gọi bảo dưỡng điều hoà máy lạnh định kỳ. Bên cạnh đó nếu có thể chúng ta cũng nên biết cách tự vệ sinh điều hoà tại nhà với những thao tác cơ bản.
Vệ sinh điều hoà đơn giản tại nhà có thể được thực hiện thường xuyên hơn thay cho việc phải gọi dịch vụ bảo dưỡng điều hoà chuyên nghiệp, và sẽ mang lại nhiều điều ích lợi.
Thứ nhất vệ sinh điều hoà thường xuyên giúp làm sạch hệ thống lọc khí, đem đến luồng không khí trong lành hơn cho căn phòng vì trong quá trình lọc khí sẽ có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn bám trên dàn lạnh máy điều hòa.
Thứ hai vệ sinh điều hoà thường xuyên giúp tăng tuổi thọ điều hòa. Máy điều hòa được kiểm tra và lau chùi thường xuyên sẽ luôn có trạng thái sử dụng tốt nhất, hoạt động cực kỳ hiệu quả với năng suất cao nhất.
Hơn nữa vệ sinh điều hòa sẽ giúp làm sạch các bụi bẩn, giảm sự hao phí điện năng, làm tiết kiệm điện năng cho gia đình bạn.
Và cuối cùng vệ sinh điều hòa thường xuyên sẽ giúp tiết kiệm chi phí bảo hành, bảo dưỡng điều hòa cho nhà bạn.
Tự vệ sinh máy lạnh tại nhà cần những gì?
+ Bơm tăng áp có hệ thống vòi nước áp suất cao, làm sạch sâu.
+ Bình dạng xịt chứa dung dịch tẩy rửa dùng để tẩy rửa bụi bẩn, vi khuẩn ở dàn lạnh.
+ Tuốc-nơ-vít và các thiết bị dân dụng khác.
+ Khăn sạch hoặc giẻ lau để ngăn chặn nước ảnh hưởng đến các bo mạch điện tử.
+ Túi ni lông cỡ lớn (hoặc áo mưa tiện lợi).
+ Máy hút bụi (nếu có).
Để tự vệ sinh điều hoà tại nhà, chúng ta cần có: bơm tăng áp có hệ thống vòi nước áp suất cao, làm sạch sâu; bình dạng xịt chứa dung dịch tẩy rửa dùng để tẩy rửa bụi bẩn, vi khuẩn ở dàn lạnh, tuốc-nơ-vít và các thiết bị dân dụng khác, khăn sạch hoặc giẻ lau để ngăn chặn nước ảnh hưởng đến các bo mạch điện tử, túi ni lông cỡ lớn (hoặc áo mưa tiện lợi), và máy hút bụi (nếu có).
Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh tại nhà
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Đầu tiên, bạn cần tắt điều hoà và ngắt hết nguồn điện xung quanh để đảm bảo an toàn. Sau khi tắt máy, phải đợi hơn 2 phút sau mới được tiến hành mở máy và bảo dưỡng điều hòa.
Bước 2: Kiểm tra lượng gas
Kiểm tra lượng gas hiện tại trong máy điều hòa để xem lượng gas còn lại là bao nhiêu, nếu ít thì phải gọi người thay để giúp máy làm lạnh được tốt hơn. Đồng thời hãy kiểm tra đường ống dẫn gas, nhất là tại các mối nối để tránh tình trạng máy bị rò rỉ gas.
Bước 3: Kiểm tra hoạt động
Mở vỏ máy và tiến hành kiểm tra các thiết bị, linh kiện bên trong có sai sót gì hay không, kiểm tra mô-tơ điện, máy bơm áp lực,… có dấu hiệu bị hỏng gì không. Nếu có, các bạn nên gọi nhân viên đến thay mới.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Bước 4: Vệ sinh dàn lạnh
Khi tiến hành vệ sinh dàn lạnh, bạn hãy dùng dung dịch tẩy rửa để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn,… ở các kẽ hở bên trong dàn lạnh, đồng thời đảm bảo rằng xung quanh cửa thoát khí không có cặn bẩn hoặc vật cản nào. Và nên nhớ kiểm tra cả ống thoát nước dư.
Bước 5: Vệ sinh cánh quạt
Trong điều hoà các cánh quạt rất dễ bám bẩn. Trước khi làm sạch cánh quạt, bạn nên cố định nó rồi lau khô trước, sau đó sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để xóa sạch bụi bẩn và vi khuẩn bám trên cánh quạt.
Bước 6: Vệ sinh dàn nóng
Tháo nắp dàn nóng, dùng máy bơm áp lực nhỏ xịt nước theo dạng tia vào các khe của dàn tản nhiệt nhằm tẩy sạch lớp bụi bẩn, côn trùng bám,… Đồng thời, hãy chú ý quan sát xem dàn nóng có được che chắn cẩn thận không, dây tiếp đất còn nguyên vẹn không,…
Bước 7: Vệ sinh lưới lọc khí cùng vỏ máy
Tiến hành tháo bộ lọc khí rồi rửa qua bằng nước ấm khoảng 30 độ C. Sau đấy để cho ráo nước hoặc dùng khăn lau sạch. Đồng thời hãy dùng khăn có nhiệt độ vừa phải lau qua vỏ máy để giữ vệ sinh sạch sẽ.
Rửa qua bằng nước ấm khoảng 30 độ.
Bước 8: Kiểm tra lại
Bước cuối cùng, sau khi lắp lại hết các thiết bị, bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, dây điện và ổ cắm điện xung quanh xem có lỏng lẻo hoặc bị hở không. Tiếp theo đó bật máy và kiểm tra xem máy chạy ổn định không. Quá trình bảo dưỡng máy của bạn đến đây là hoàn tất.
Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tại nhà
+ Luôn nhớ bảo dưỡng điều hoà định kỳ. Đối với dàn lạnh và dàn nóng thì cần vệ sinh ít nhất 4 tháng một lần. Nếu có thời gian, bạn nên dùng chổi lông mềm quét các bộ phận cũng như vỏ máy khoảng nửa tháng một lần để giữ vệ sinh điều hoà.
+ Những lúc bật điều hoà nên theo dõi các âm thanh từ máy phát ra. Nếu xuất hiện các âm thanh như tiếng va đập lạch cạch, tiếng kêu của động cơ,… thì ngay lập tức phải tắt máy và tìm ra nguyên nhân tại sao. Để đảm bảo an toàn chúng ta có thể gọi nhân viên bảo hành đến.
+ Hãy luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu khi vệ sinh điều hoà, kể cả trong việc leo trèo. Nếu bạn không chắc chắn mình có thể tự vệ sinh máy điều hòa được, hãy gọi nhân viên đến chắc chắn rằng sẽ không có bất kỳ sai sót nào diễn ra trong quá trình vệ sinh, bảo dưỡng.

5 thủ đoạn “móc túi” khách của thợ sửa điều hòa

(Kiến Thức) - Trong quá trình lắp đặt, bảo dưỡng hay sửa chữa điều hòa, thợ sửa điều hòa  thường dùng đủ loại “mánh khóe” để "vặt" tiền khách hàng. Do đó bạn cần phải biết để tránh mất tiền oan...

1. Cố tình gây ra hỏng hệ thống điều hòa trong quá trình bảo dưỡng
Nếu chỉ bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa thì thợ sửa chữa điều hòa sẽ không có cơ hội "móc túi" khách hàng. Chính vì thế, họ thường dùng các lý do hỏng hóc khác hoặc cố tình gây ra hỏng hóc cho hệ thống điều hòa để kiếm thêm.

Chân dung đại gia Kinh Đô mua 5.000m2 đất vàng Lê Duẩn giá bèo

(Kiến Thức) - Doanh nghiệp mua 5.000 m2 đất vàng của siêu dự án Lavenue Crown (đường Lê Duẩn, quận 1, TP HCM) là Công ty TNHH Đầu tư Kido (trước đó quen thuộc với tên gọi Kinh Đô) của đại gia Trần Kim Thành.

Dư luận đang xôn xao về việc Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi lại toàn bộ khu đất vàng số 8-12 Lê Duẩn (quận 1, TP. HCM) để thực hiện việc đấu giá và tăng thu cho ngân sách trên 2.000 tỷ đồng.
Nguyên nhân là việc cho thuê đất vàng 8-12 Lê Duẩn vi phạm các quy định của Nhà nước như cho thuê/giao đất không qua đấu giá là trái quy định, áp mức giá rẻ hơn thị trường và không thông qua thường trực HĐND, UBND thành phố.

Khu đất số 8-­12 Lê Duẩn có diện tích 4.896 m2, thuộc sở hữu Nhà nước có giá giao và cho thuê hơn 700 tỷ đồng. Mức giá này được cho là quá rẻ so với mức giá thị trường đối với một khu đất vàng có tới 3 mặt tiền. Ban đầu, khu đất này do 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương thuê sử dụng làm trụ sở làm việc, là Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố, Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện thành phố và Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu (VITACO).

Đến năm 2010, cả 4 công ty trên (sau này là cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue) đã đồng ý chuyển nhượng phần góp vốn tại Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư KIDO).
Cái tên KIDO được nhắc đến trong vụ việc này với vai trò là cổ đông chiếm tới 50% cổ phần của dự án sau khi được chuyển nhượng đã khiến dư luận tò mò về "hồ sơ" của đại gia này.
Thông tin trên Dân Việt cho hay, Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành (sinh năm 1960 tại TP. HCM ) là người đại diện pháp luật và là tổng giám đốc.
Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành là người đại diện. Ảnh chụp màn hình: toprich.bizlive.vn.
Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành là người đại diện. Ảnh chụp màn hình: toprich.bizlive.vn. 

Khởi nghiệp doanh nhân Trần Kim Thành tái khởi nghiệp từ bánh kẹo sang dầu ăn. Nguồn: HTV9

Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO (trước đây là Kinh Đô) vốn được biết đến là "vua" bánh kẹo trên thị trường Việt Nam, sau đó đã chấm dứt "mối tình" này khi quyết định bán mảng bánh kẹo cho các doanh nghiệp nước ngoài từ năm 2014. Tuy nhiên, KIDO vẫn "thống trị" mảng kem, nắm giữ tới 35% thị phần (theo thống kê của EuroMonitor) với hai thương hiệu nổi tiếng là Merino và Celano.
Vào thời điểm đó, KIDO còn toan tính "lấn sân" sang thị trường dầu ăn thông qua việc mua lại 51% cổ phần tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) và 65% cổ phần tại Dầu Tường An. Ngoài ra, KIDO đã mua lại 50% cổ phần tại Dabaco Foods nhằm thâm nhập vào thị trường thức phẩm chế biến sẵn.
Tập đoàn KIDO lớn mạnh ngày nay được sáng lập và lãnh đạo bởi một nhóm doanh nhân gốc Hoa gồm cặp vợ chồng ông Trần Kim Thành và vợ là Vương Bửu Linh; ông Trần Lệ Nguyên và vợ là Vương Ngọc Xiểm.
Dàn lãnh đạo đã sáng lập và điều hành KIDO.
 Dàn lãnh đạo đã sáng lập và điều hành KIDO.
Năm 2017, ông Trần Kim Thành xếp thứ 35 trong Danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. 

Ông Trần Kim Thành hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (KDC), Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KDF), Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP (VOC) và là thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Long.

Công ty TNHH Đầu tư KIDO được ông Trần Kim Thành thành lập năm 1993 và giữ vị trí tổng giám đốc. Hiện ông Trần Kim Thành đang nắm 156.000 cổ phiếu KDF, tương đương 00,28% vốn điều lệ, 276.000 cổ phiếu KDC, tương đương 00,13% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, ông Thành còn thông qua VOC sở hữu 22.232.000 cổ phiếu KDC, tương đương 24% vốn điều lệ. Công ty TNHH Đầu tư KIDO nơi ông Thành làm tổng giám đốc cũng nắm giữ 16.867.456 cổ phiếu KDC.

Vợ ông Thành là bà Vương Bửu Linh hiện cũng đang năm 2.000.000 cổ phiếu KDC, em trai Trần Lệ Nguyên đang nắm 28.930.867 cổ phiếu KDC, em trai Trần Quốc Nguyên cũng đang năm 660.707 cổ phiếu KDC, em trai Trần Vinh Nguyên cũng nắm 604.729 cổ phiếu KDC…

Với giá 35.700 đồng/cổ phiếu, hiện gia đình ông Trần Kim Thành sở hữu khoảng 2.726 tỷ đồng tài sản chứng khoán.