7 bí quyết để "chuyện yêu" mỗi ngày luôn nồng nàn, nóng bỏng

Làm thế nào để chuyện yêu mỗi ngày không thật sự nhàm chán cho dù thời gian qua đi nhưng mỗi lần lại mang lại một sắc thái mới...
 

Làm thế nào để chuyện yêu mỗi ngày không thật sự nhàm chán cho dù thời gian qua đi nhưng mỗi lần lại mang lại một sắc thái mới, một niềm vui mới trong đời sống lứa đôi. Sau đây là 7 bí quyết giúp bạn tìm lại niềm “hân hoan” mỗi ngày.
Cần thay đổi “không khí”
Theo Giáo sư Leleu-chuyên gia về Tình dục học cho biết cần thay đổi “từ khóa” để không có cảm giác nhàm chán, lập lại và để chuyện yêu luôn mãi là niềm khao khát, đó là không nhất thiết phải cùng một thời gian, cùng một nơi chốn! Điều quan trọng không cần phải thay đổi “tư thế” nhưng có thể tạo chút bất ngờ cho người bạn đời bởi những cử chỉ vuốt ve âu yếm, có thể ở khách sạn lúc bạn đang du lịch, ghế salon, trong phòng tắm…Không phải lúc nào ở trong phòng ngủ, không phải lúc nào phải là buổi tối!
7 bi quyet de
 
Nến, nhạc…tạo nên khung cảnh thật lãng mạn
Theo Giáo sư Leleu thì đừng ngần ngại để tạo nên những bối cảnh đầy quyến rũ và tăng thêm hương vị cho những lần yêu. Vậy hãy vang lên những lời nhạc, có những ngọn nến lung linh hay những nén hương pha chút hương thơm dịu ngọt…chính điều đó đã kích thích giác quan (thị giác, khứu giác..) và đem lại niềm hứng thú đam mê.
Tạo nên sức hấp dẫn (không phải là ngày chủ nhật với bộ đồ ngủ…)
Đừng bao giờ thoáng suy nghĩ trong đầu “đến hẹn lại lên” là vào những ngày chủ nhật! điều đó đôi khi gây nên sự nhàm chán cho cả hai, rồi lại nhìn người bạn đời luôn với chiếc áo choàng hay bộ đồ ngủ…tất cả điều đó có thể giết chết “ham muốn”! Vì vậy hãy tôn trọng chính bản thân và tôn trọng người khác, hãy tạo nên làn gió mới và thổi bùng ngọn lửa đam mê!
Hãy có những lần trò chuyện
Theo Giáo sư Leleu thì điều gì đã “giết” chết mối quan hệ, trên hết đó là cả hai cùng im lặng! Nên có những lúc để cùng nhau trao đổi để biết điều gì tốt đẹp cho cả hai, để hiểu biết và cảm thông nhau; làm thế nào tránh khoảng cách, những rào cản trong đời sống lứa đôi.
Có những nụ hôn, những âu yếm giữa những lần yêu
Hãy trao cho nhau những nụ hôn, những vòng tay âu yếm, rồi thì tay trong tay. Nên “tối đa” hóa những cơ hội có thể có được để rồi những ham muốn sẽ nảy dần sau đó. Khi có những nụ hôn, những cái ôm cơ thể sẽ giải phóng oxytoxin-hormon của gắn bó, của yêu thương!
Nên dành thời gian cho cả hai
Ngay cả khi công việc gia đình và xã hội khá bận rộn, đừng bao giờ nói “anh/em không có thời gian, đó chỉ là cái cớ!” nếu bạn muốn có đời sống tình dục viên mãn tốt nhất nên sắp xếp hợp lý để có thời gian cho cả hai!
Điều không kém phần quan trọng đó là chất lượng hơn số lượng
Đừng quá lo lắng khi biết rằng bạn làm tình ít hơn so với ngày đầu, điều này không có gì là bất thường! điều quan trọng là chất lượng của những lần yêu. Để có những ham muốn điều cần thiết là phải “đồng lõa” cùng nhau. Đó là lý do tại sao các nhà tình dục học tin rằng sự giao tiếp và lắng nghe trong một cặp vợ chồng là "sự kích thích tình dục nhiệm màu nhất."
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Triệu chứng ung thư lưỡi thường bị bỏ qua vì nhiều người từng mắc

Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm nhưng hầu hết bệnh nhân đều bỏ qua dấu hiệu ban đầu và chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.

Dấu hiệu bệnh dễ gây nhầm lẫn
Theo thạc sĩ, bác sĩ nhân dân Hứa Văn Đức - Trưởng khoa Ung bướu - bệnh ung thư lưỡi dễ nhầm nhẫn với bệnh ở miệng thông thường. Đây là yếu tố dễ gây chủ quan cho người bệnh, vì vậy khi có những biểu hiện bất thường vùng khoang miệng cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Trường hợp của một bệnh nhân nam ở Phú Thọ là một ví dụ điển hình. Theo lời kể, trước đó, bệnh nhân bị sưng đau vùng lưỡi, ăn kém, sút 4 kg liên tục trong vòng 20 ngày.
Đến khi tới khám tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), kết quả chụp cộng hưởng từ của bệnh nhân cho thấy: Hình ảnh khối kích thước 15x11mm. Giải phẫu bệnh khối kích thước cho kết quả ung thư biểu mô vảy.
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn nhập bệnh viện ở Phú Thọ và đã được phẫu thuật loại bỏ khối u tại khoa Ung bướu.
Trieu chung ung thu luoi thuong bi bo qua vi nhieu nguoi tung mac
Đừng bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư lưỡi. Ảnh minh họa 
Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi
Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: Hút thuốc lá, rượu, bia, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhai trầu, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả.
Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ. Ung thư lưỡi thường gặp ở lứa tuổi 50-60, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ 3/1.
Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh ung thư lưỡi đến điều trị ở giai đoạn muộn nước ta còn cao. Do đó, cần chẩn đoán sớm và phải có sự kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi
Theo các bác sĩ, giai đoạn đầu của bệnh ung thư lưỡi, các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.
Ở giai đoạn này, lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này.
Giai đoạn toàn phát: Người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh.
Đau: Tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi có đau lan lên tai. Tăng tiết nước bọt.
Chảy máu: Nhổ ra nước bọt lẫn máu.
Hơi thở hôi thối: Do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt.
Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm.
Đôi khi không có dấu hiệu loét mà là một nhân lớn gắn chặt xuống lớp dưới, nhô lên dưới lớp niêm mạc căng nhẵn, có màu tím nhạt, lớp niêm mạc lỗ rỗ khi ấn vào sẽ làm rỉ ra chất trắng, sản phẩm của hoại tử ở phía dưới.
Giai đoạn muộn: Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng.
Đa số tổn thương u gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi gặp ở mặt lưỡi dưới, mặt trên lưỡi hoặc đầu lưỡi.

Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến vị giác như thế nào?

Vào mùa hè, nắng nóng khiến nhiều người có cảm giác uể oải, mệt mỏi và bỏ bữa vì ăn uống không ngon miệng. Vì sao có hiện tượng này?

Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng là tình trạng phổ biến trong những ngày hè nóng bức. Để lý giải cho điều này, đầu tiên chúng ta cần biết cơ chế gây thèm ăn của cơ thể hoạt động ra sao.