5 thiết bị vẫn “ngốn điện” dù không sử dụng, nhiều người không để ý

Khi không sử dụng, nếu không ngắt nguồn điện, những thiết bị này vẫn có thể làm tiêu hao một lượng điện năng nhất định.

Bộ sạc điện thoại di động, máy tính xách tay

5 thiết bị vẫn “ngốn điện” dù không sử dụng, nhiều người không để ý ảnh 1

Ảnh minh họa.

Nhiều người có thói quen cắm bộ sạc điện thoại, máy tính ở trong ổ cắm và để cả ngày. Khi cần chỉ cần cắm đầu sạc vào thiết bị là được. Tuy nhiên, khi bộ sạc được cắm vào ổ điện, dù không kết nối với bất cứ thiết bị nào, chúng vẫn hoạt động. Mức công suất của chúng khá nhỏ, chỉ khoảng 1,2W nhưng nếu cộng tổng tất cả các điện thoại, máy tính có trong nhà thì đó cũng là một sự hao phí điện năng đáng kể. Ngoài ra, việc cắm bộ sạc trong ổ cắm ngày này qua tháng khác cũng có thể khiến chúng nhanh hỏng và làm tăng nguy cơ cháy chập điện.

Đầu kỹ thuật số của tivi

Thông thường, chúng ta sẽ chỉ tắt tivi mà không chú ý đến các đầu kỹ thuật số. Như vậy, thiết bị này sẽ vẫn tiếp tục hoạt động và tiêu tốn điện năng.

Tivi

Đa số chúng ta thường tắt tivi bằng điều khiển. Tuy nhiên, trong trường hợp này thiết bị chỉ chuyển sang chế độ chờ và vẫn tiêu thụ một lượng điện nhất định. Qua thí nghiệm, các chuyên gia phát hiện tivi ở chế độ chờ như vậy có thể tiêu tốn 24W/ngày.

Điện năng tiêu hao sẽ nhiều hơn đáng kể nếu tivi có kích thước lớn.

5 thiết bị vẫn “ngốn điện” dù không sử dụng, nhiều người không để ý ảnh 2

Vì vậy, khi không sử dụng, bạn nên ngắt nguồn điện của tivi hoặc rút phích cắm, vừa giảm tải hóa đơn tiền điện vừa đảm bảo an toàn, chống chảy nổ trong trường hợp không có người ở nhà.

Các thiết bị có màn hình hiển thị giờ

5 thiết bị vẫn “ngốn điện” dù không sử dụng, nhiều người không để ý ảnh 3

Các thiết bị có đồng hồ hiển thị giờ liên tục sẽ "ngốn" nhiều điện hơn thông thường. Thay vì ngừng hoạt động khi không được sử dụng, thiết bị vẫn sẽ cần tiêu thụ một lượng điện năng nhất định cho việc hiển thị đồng hồ và kết nối với bộ điều khiển.

Điển hình như máy giặt, lò nướng, lò vi sóng, bếp từ, nồi cơm điện... có đồng hồ hiển thị và không được ngắt nguồn điện sau khi sử dụng vẫn có thể tiêu tốn 108W điện trong vòng 24 tiếng.

Máy tính

Dù đã tắt máy tính nhưng chúng vẫn có thể tiêu thụ một lượng điện nhất định. Trung bình, các thiết bị này có thể sử dụng 96W điện mỗi ngày, tức là mỗi tháng bạn sẽ tiêu tốn khoảng 3 số điện vô ích. Ngoài ra, con số này sẽ cao gấp 1,5 lần nếu bạn hay để máy ở chế độ chờ "Stand by".

Tất cả các thiết bị điện trong nhà đều sẽ tiêu tốn một lượng điện nhất định chỉ cần chúng vẫn còn kết nối với nguồn điện. Vì vậy, để tiết kiệm một khoản chi phí cho gia đình, bạn nên tập thói quen rút phích cắm của các thiết bị điện khi không sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là khi vắng nhà. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn phòng ngừa các tình huống chập điện, cháy nổ.

Những cách thức tạo ra điện độc đáo không thể ngờ

Bên cạnh những cách quen thuộc, con người còn sáng tạo ra các phương thức sản xuất điện thú vị và độc đáo, tận dụng được nguồn năng lượng sẵn có.

Vừa tập gym vừa tạo ra điện

Nhìn lại 2.600 năm lịch sử khám phá điện năng của con người

Từ miếng hổ phách của Thales đến những tua-bin gió khổng lồ thế kỷ 21, hiểu biết về điện năng của con người đã không ngừng tiến bộ qua ba thiên niên kỷ.

Nhin lai 2.600 nam lich su kham pha dien nang cua con nguoi
Năm 600 TCN, học giả Hy Lạp Thales cọ một miếng hổ phách (tiếng Hy Lạp là “elecktron”) vào lông thú và thấy nó hút lông chim ở khoảng cách gần. Và thuật ngữ “điện năng” (electricity) phôi thai từ đây.
Nhin lai 2.600 nam lich su kham pha dien nang cua con nguoi-Hinh-2
Sau phát hiện của Thales, rất nhiều thí nghiệm về từ tính đã được thực hiện. Năm 1600, nhà vật lý Anh William Gilbert đã xuất bản tác phẩm nổi tiếng về từ học: De Magnete.