43 trường đại học tuyển đủ chỉ tiêu ngay đợt xét tuyển đầu

Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, 43 trường đại học tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ lần xét tuyển đại học đợt 1. 38 trường tuyển được từ 80% chỉ tiêu trở lên.

Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, ngày 24/8, cả nước có gần 506.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Phần lớn số thí sinh đạt điểm trên sàn đại học đã tham gia xét tuyển. 
Theo báo cáo của 104 trường (100 đại học, 4 cao đẳng), 57 trường xét tuyển được từ 80% chỉ tiêu trở lên, 43 trường đại học tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt 1. Theo ông Ga, số lượt thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển là 44.224 (chiếm 8,7%), trong đó số thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển tại Sở GD&ĐT hơn 11.000. Việc thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học tập trung chủ yếu khoảng 30 trường có số thí sinh vượt so với chỉ tiêu. 
Một số trường đại học ngoài công lập có số số thí sinh nộp cao từ 60% trở lên như Đại học Thăng Long, Đại học Võ Trường Toản, Đại học Buôn Ma Thuột, Đại học Hoa Sen… 
43 truong dại học tuyen du chi tieu ngay dot xet tuyen dau
Thứ trưởng Bùi Văn Ga 
Ông Ga cũng thừa nhận những hạn chế trong đợt xét tuyển đại học đợt 1, đó là gây căng thẳng, lo lắng trong việc cập nhập thông tin và thay đổi nguyện vọng đăng ký cho thí sinh và phụ huynh. Một số thí sinh và phụ huynh phải đi lại tốn kém đã gây nên bức xúc. 
“Bộ GD&ĐT rút kinh nghiệm về những vướng mắc trong quá trình triển khai xét tuyển nguyện vọng 1 vừa qua để có những điều chỉnh, chỉ đạo các sở GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng làm tốt hơn cho những đợt xét tuyển bổ sung, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh và giảm tốn kém cho xã hội” - ông Ga khẳng định.

GS Ngô Bảo Châu: Nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Trong buổi họp báo chiều 24/7, GS Ngô Bảo Châu có những chia sẻ về kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.

“Tôi nghĩ cần thêm thời gian để có thể đánh giá khách quan về sự thành công hay thất bại của kỳ thi THPT quốc gia năm nay, cũng như quá trình tuyển sinh. Không công bằng nếu đánh giá một việc ở tầm quốc gia, liên quan triệu con người, dựa trên một sự kiện mang tính cá nhân, như việc một phụ huynh thuê xe cứu thương để kịp rút (hay nộp) hồ sơ cho con”, GS Ngô Bảo Châu nói. 
Theo GS Châu, khi Bộ GD&ĐT quyết định giữ phương án gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, ông đã biết có nhiều vấn đề phức tạp. "Tuy nhiên, tôi thấy cần phải ghi nhận cố gắng của Bộ GD&ĐT trong việc đảm bảo cho sự trung thực của kỳ thi năm nay. Nếu so sánh với những năm trước, có thể coi đây là một thành tích đáng kể", ông nêu quan điểm. 

Xét tuyển đại học 2015: Học mà không thích, hậu quả nặng nề!

(Kiến Thức) - Những ngày qua, xã hội “nóng hầm hập” với câu chuyện sĩ tử nộp – rút – nôp hồ sơ vào trường nào để chắc chắn đỗ trong đợt đầu xét tuyển đại học 2015.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, đổi mới cách thi cử là cần thiết, nhưng việc nhiều em phải bằng mọi cách đỗ được đại học trong các đợt xét tuyển đại học 2015, không cần biết ngành học đó có đáp ứng sở thích hay không sẽ để lại hậu quả nặng nề.
Cái mất trong cái… được