4 nhóm đối tượng nào được tăng lương trong tháng 8/2019?

(Kiến Thức) -Từ ngày 15/8/2019, có 4 nhóm đối tượng sẽ được tăng lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng.

Thông tư số 10/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) có hiệu lực từ ngày 15/8/2019, hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng đối với 4 nhóm tượng.
Theo đó, các nhóm đối tượng gồm:
- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, người lao động, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;
4 nhom doi tuong nao duoc tang luong trong thang 8/2019?
 
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng;- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Theo đó, lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng từ tháng 7/2019 của các đối tượng nêu trên sẽ tăng thêm 7,19% so với mức hưởng tháng 6/2019. Cụ thể: Mức hưởng từ tháng 7/2019 = Mức hưởng tháng 6/2019 x 1,0719.

Nợ bảo hiểm xã hội thấp nhất từ trước đến nay

Tổng số nợ BHXH (phải tính lãi) khoảng 5.737 tỷ đồng - dưới 3% so với kế hoạch được giao và giảm 0,8% so với năm 2016. Tổng số nợ BHXH này được xem là mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Theo báo cáo tổng kết năm của BHXH Việt Nam, điểm nổi bật trong năm 2017 của ngành BHXH là đẩy mạnh công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động nghiệp vụ. Bên cạnh đó, triển khai công tác thanh tra chuyên ngành đối với các đơn vị nợ đọng BHXH, truy thu về quỹ hàng trăm tỷ đồng; giảm nợ đọng BHXH từ mức 3,7% cuối năm 2016 xuống dưới 3% so với kế hoạch thu BHXH được giao năm 2017; từng bước kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT bất hợp lý, góp phần ổn định an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Nợ bảo hiểm xã hội thấp nhất từ trước đến nay - Ảnh 1
Hệ thống giám định thông tin điện tử của BHXH Việt Nam góp phần phát hiện nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Ảnh: Diệu Linh

BHXH Việt Nam đề nghị làm rõ nghi vấn trục lợi bảo hiểm tại Sơn La

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ việc nghi vấn trục lợi Bảo hiểm tại Sơn La, ông Nguyễn Tá Tỉnh – Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT – BHXH Việt Nam cho biết trước việc số tiền chi BHYT gia tăng đột biến, bất hợp lý BHXH Việt Nam sẽ tạm thời chưa thanh toán, yêu cầu làm rõ.

Sau loạt bài “Nghi vấn trục lợi Bảo hiểm ở Sơn La” diễn ra tại 2 bệnh viện Y dược cổ truyền và bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La mà Kiến Thức đã phản ánh. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã lên tiếng về sự việc này. 
Dừng thanh toán tạm thời do tiền Bảo hiểm Y tế tăng đột biến

Truy tố hình sự hai cựu giám đốc BHXH Việt Nam và đồng phạm

(Kiến Thức) - Viện KSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng để xét xử đối với 5 bị can, gồm 2 cựu Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là Lê Bạch Hồng và Nguyễn Huy Ban.

Cụ thể, 5 bị can bị truy tố trong vụ án gồm: Lê Bạch Hồng (nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội, cựu Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam); Nguyễn Huy Ban (nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam); Nguyễn Phước Tường (nguyên Trưởng ban Kế hoạch - Tài chính, BHXH Việt Nam), Trần Tiến Vỹ và Hoàng Hà (cán bộ Ban Kế hoạch - Tài chính).
Lê Bạch Hồng cựu Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và đồng phạm bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", gây thất thoát của Nhà nước 1.700 tỷ đồng.