Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kinh doanh

300 “ông bình vôi” tiền tỷ... cực độc của đại gia Cần Thơ

16/07/2014 11:50

Để có hơn 300 "Ông bình vôi” ăn trầu cổ đủ loại, ông Trần Quốc Đoàn (TP Cần Thơ) đã chi hàng tỷ đồng sưu tầm.

Theo Tri thức trực tuyến

Đọ độ chơi xe khủng của đại gia miền Trung

Những bộ sưu tập dị thường của đại gia

Ngôi nhà của ông Đoàn ở phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ trưng bày hàng trăm cổ vật quý giá, trong đó phần lớn là các "Ông bình vôi" xưa.
Ngôi nhà của ông Đoàn ở phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ trưng bày hàng trăm cổ vật quý giá, trong đó phần lớn là các "Ông bình vôi" xưa.
Với giới chơi cổ vật ở đất Tây Đô, ông Đoàn được mệnh danh là “vua” bình vôi cổ, vì có số lượng nhiều nhất, lên đến hơn 300 chiếc.
Với giới chơi cổ vật ở đất Tây Đô, ông Đoàn được mệnh danh là “vua” bình vôi cổ, vì có số lượng nhiều nhất, lên đến hơn 300 chiếc.
Ông Đoàn cho biết: “Kho báu” cổ vật của anh có được là nhờ vào cơ sở sản xuất tương, chao gia truyền của người cha để lại.
Ông Đoàn cho biết: “Kho báu” cổ vật của anh có được là nhờ vào cơ sở sản xuất tương, chao gia truyền của người cha để lại.
Ông Đoàn có gần 20 năm sưu tập đồ cổ, đặc biệt là bình vôi ăn trầu. "Trong một lần tình cờ đọc được tài liệu nói về cổ vật, nhất là tài liệu của nhà nguyên cứu Vương Hồng Sển về những giá trị văn hóa của bình vôi, cơi trầu nên tôi rất mê. Vừa sản sản xuất chao, tương vừa lặn lội khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long để tìm mua cho bằng được những cổ vật này".
Ông Đoàn có gần 20 năm sưu tập đồ cổ, đặc biệt là bình vôi ăn trầu. "Trong một lần tình cờ đọc được tài liệu nói về cổ vật, nhất là tài liệu của nhà nguyên cứu Vương Hồng Sển về những giá trị văn hóa của bình vôi, cơi trầu nên tôi rất mê. Vừa sản sản xuất chao, tương vừa lặn lội khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long để tìm mua cho bằng được những cổ vật này".
Đây là một bình vôi tráng men xanh vào thế kỷ 18. "Người Nam bộ xưa phần lớn đều ăn trầu. Trầu cau cũng đóng vai trò mai mối se duyên. Trong ngày cưới càng không thể thiếu mâm trầu bình vôi. Trong khi các cụ ăn trầu quét vôi thì cô dâu chú rễ cũng dâng mâm trầu cau khẳng định sự gắn bó bên nhau suốt đời. Cũng từ đó mà bình vôi lần lượt ra đời, từ cái nhỏ có thể bỏ trong bóp, khay cho đến những cái lớn như “Ông bình vôi” chứa cả mấy ký vôi", ông Đoàn chia sẻ thêm cơ duyên sưu tầm bình vôi cổ của mình.
Đây là một bình vôi tráng men xanh vào thế kỷ 18. "Người Nam bộ xưa phần lớn đều ăn trầu. Trầu cau cũng đóng vai trò mai mối se duyên. Trong ngày cưới càng không thể thiếu mâm trầu bình vôi. Trong khi các cụ ăn trầu quét vôi thì cô dâu chú rễ cũng dâng mâm trầu cau khẳng định sự gắn bó bên nhau suốt đời. Cũng từ đó mà bình vôi lần lượt ra đời, từ cái nhỏ có thể bỏ trong bóp, khay cho đến những cái lớn như “Ông bình vôi” chứa cả mấy ký vôi", ông Đoàn chia sẻ thêm cơ duyên sưu tầm bình vôi cổ của mình.
“Ông bình vôi” có mặt hầu hết các gia đình người Việt cổ, không những “Ông” giữ cho vôi luôn được nóng để giúp các cụ ăn trầu ngon miệng, mà còn là người chứng kiến bao thăng trầm của nhiều thế hệ gia chủ.
“Ông bình vôi” có mặt hầu hết các gia đình người Việt cổ, không những “Ông” giữ cho vôi luôn được nóng để giúp các cụ ăn trầu ngon miệng, mà còn là người chứng kiến bao thăng trầm của nhiều thế hệ gia chủ.
Bình vôi xưa cũng được sản xuất theo cấp bật, gốm sứ xanh trắng, có hoa văn họa tiết họa cầu kỳ dành cho chủ cả, bá hộ, loại trơn dành cho dân thường, loại màu xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc dành cho quan lại địa chủ, có cả những loại được làm bằng đồng thao.
Bình vôi xưa cũng được sản xuất theo cấp bật, gốm sứ xanh trắng, có hoa văn họa tiết họa cầu kỳ dành cho chủ cả, bá hộ, loại trơn dành cho dân thường, loại màu xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc dành cho quan lại địa chủ, có cả những loại được làm bằng đồng thao.
Hiện nay, bộ sưu tập “Ông bình vôi” của ông Đoàn có trên 300 cái với đủ loại kích cỡ, màu sắc và chất liệu, hầu hết được sản xuất từ thế kỷ 18 và 19 ở Việt Nam, Trung Quốc, Chăm, Khrme và kể cả của người Chiêm Thành.
Hiện nay, bộ sưu tập “Ông bình vôi” của ông Đoàn có trên 300 cái với đủ loại kích cỡ, màu sắc và chất liệu, hầu hết được sản xuất từ thế kỷ 18 và 19 ở Việt Nam, Trung Quốc, Chăm, Khrme và kể cả của người Chiêm Thành.
Hầu hết các “Ông bình vôi” đều có quai xách, được chạm vẽ nhiều họa tiết hình hoa, cá, long, lân, quy, phụng, hổ… Bình vôi thường có một miệng để đổ vôi vào và lấy vôi ra ăn bằng cây chìa vôi (được làm bằng đồng phía trên có nút gù, vừa để cầm vừa để bịt kín miệng bình vôi không cho gió lọt vào làm đông vôi.
Hầu hết các “Ông bình vôi” đều có quai xách, được chạm vẽ nhiều họa tiết hình hoa, cá, long, lân, quy, phụng, hổ… Bình vôi thường có một miệng để đổ vôi vào và lấy vôi ra ăn bằng cây chìa vôi (được làm bằng đồng phía trên có nút gù, vừa để cầm vừa để bịt kín miệng bình vôi không cho gió lọt vào làm đông vôi.
Ngoài các “Ông bình voi” được làm bằng men, gốm sứ…bộ sưu tập của ông Đoàn còn nhiề bình vôi bằng đồng có vào thời đầu Pháp thuộc.
Ngoài các “Ông bình voi” được làm bằng men, gốm sứ…bộ sưu tập của ông Đoàn còn nhiề bình vôi bằng đồng có vào thời đầu Pháp thuộc.
Cùng với bộ bình vôi cổ quý hiếm, ông Đoàn còn sở hữu bộ men Lâm Quế trên 100 món gồm: tô chén đĩa, tách… có từ thời vua Gia Long về sau.... và trên 100 tấm sắc phong của triều Nguyễn.
Cùng với bộ bình vôi cổ quý hiếm, ông Đoàn còn sở hữu bộ men Lâm Quế trên 100 món gồm: tô chén đĩa, tách… có từ thời vua Gia Long về sau.... và trên 100 tấm sắc phong của triều Nguyễn.
Trong đó quý nhất là chiếc đôn tứ qúy “Mai, Lan, Cúc, Trúc” thuộc dòng gốm Cây Mai được chạm khắc công phu với nhiều hoạ hoa văn đắp nổi được coi là hàng “độc”.
Trong đó quý nhất là chiếc đôn tứ qúy “Mai, Lan, Cúc, Trúc” thuộc dòng gốm Cây Mai được chạm khắc công phu với nhiều hoạ hoa văn đắp nổi được coi là hàng “độc”.

Top tin bài hot nhất

Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

26/04/2025 07:30
Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

05/05/2025 13:30
Nữ đại gia thu 7.000 tỷ/tháng tiền thuê nhà là ai?

Nữ đại gia thu 7.000 tỷ/tháng tiền thuê nhà là ai?

15/05/2025 08:02
Biệt thự 100 tỷ của đại gia Thanh Hóa lên báo nước ngoài

Biệt thự 100 tỷ của đại gia Thanh Hóa lên báo nước ngoài

01/05/2025 07:30
Thị trấn “dát” 72.000 tấn kim cương nhưng không ai khai thác

Thị trấn “dát” 72.000 tấn kim cương nhưng không ai khai thác

29/04/2025 14:00

Bạn có thể quan tâm

Tìm thấy cục vàng 3 tỷ, cô gái mừng hơn trúng số

Tìm thấy cục vàng 3 tỷ, cô gái mừng hơn trúng số

Kiến Gia Hưng trúng gói sửa chữa công trình thủy lợi 4,5 tỷ

Kiến Gia Hưng trúng gói sửa chữa công trình thủy lợi 4,5 tỷ

Sửng sốt con trâu được trả 30 tỷ, chủ "kiêu" không bán

Sửng sốt con trâu được trả 30 tỷ, chủ "kiêu" không bán

TP HCM: Cty 8868 thực hiện duy tu tại An Thới Đông, Lý Nhơn

TP HCM: Cty 8868 thực hiện duy tu tại An Thới Đông, Lý Nhơn

Giá vàng hôm nay 18/05: Cắm đầu lao dốc?

Giá vàng hôm nay 18/05: Cắm đầu lao dốc?

Tỷ phú Warren Buffett sẽ làm gì sau khi từ chức CEO?

Tỷ phú Warren Buffett sẽ làm gì sau khi từ chức CEO?

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status