3 chữ bí ẩn mà Phổ Nghi trước khi mất đã liên tục nhắc

Trong giây phút qua đời, con người có xu hướng nhớ đến những kí ức khó quên nhất trong cuộc đời.

Sau khi hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh – Ái Tân Giác La Phổ Nghi thoái vị và khiến nhà Thanh nói riêng và chế độ phong kiến hàng nghìn năm của Trung Quốc nói chung sụp đổ, vị hoàng đế này từ đó lưu vong khắp nơi, từ chính nước nhà đến những phương trời khác. Năm 1950, sau một loạt biến cố xảy ra, khi vừa từ nước ngoài trở về Trung Quốc, Phổ Nghi đã bị tòa án của chính phủ nước này tuyên án tù vì những tội danh đã phạm phải trong quá khứ.

Đến năm 1959, Phổ Nghi được trả tự do và được phân đến vườn thực vật làm việc. Phổ Nghi vốn có những hiểu biết sơ lược về đông y, lại yêu thích hoa cỏ; do đó, có thể nói công việc này khá phù hợp đối với ông. Trong quá trình làm việc, Phổ Nghi đã được một số người giới thiệu làm quen với một nữ y tá tên Lý Thục Hiền. Sau một thời gian tiếp xúc và tìm hiểu, 2 người đã dần dần có tình cảm với nhau. Vì vậy, họ đã quết định đi đến hôn nhân.

3 chu bi an ma Pho Nghi truoc khi mat da lien tuc nhac

Có lẽ đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời đầy phong ba bão táp của ông. Đến năm 1963, sức khỏe của Phổ Nghi yếu dần. Mỗi lần cơ thể lên cơn đau, ông phải uống thuốc đông y. Loại thuốc này được Phổ Nghi uống đều và cất giữ trong một chiếc hũ bằng sứ. Ngay cả bà Lý Thục Hiền, vợ ông, cũng không rõ phương thuốc mà ông cất giữ là gì.

Ba chữ "HÀ XA HOÀN" đầy bí ẩn

Về vấn đề sức khỏe của bản thân, khi có người hỏi đến, Phổ Nghi đều cười và nói rằng đây chỉ là bệnh cũ. Mỗi lần phát bệnh, bản thân ông chỉ cần gắng gượng chịu đựng là có thể vượt qua được cơn đau.

Nhưng không ngờ bệnh tình của Phổ Nghi ngày càng nghiêm trọng. Những cơn đau xuất hiện dày hơn vào đêm khuya khiến ông bị mất ngủ sau những lần đau đớn. Cho đến một đêm khuya vào năm 1967, ngực Phổ Nghi đột nhiên bị đau nhức dữ dội. Lý Thục Hiền lập tức đưa ông đi bệnh viện. Lúc này, ông liền hét to "Hà xa hoàn, hà xa hoàn".

Nghe Phổ Nghi hét lên như vậy, Lý Thục Hiền liền đoán, 3 chữ "Hà xa hoàn" mà chồng mình nhắc đến có khả năng là phương thuốc mà ông đã cất kín trong chiếc hũ bằng sứ đó. Ngay sau đó, bà đã đi đến chỗ đặt chiếc hũ sứ nhằm lấy phương thuốc có thể là "Hà xa hoàn", nhưng Phổ Nghi liền xua tay ra hiệu là không đúng.

3 chu bi an ma Pho Nghi truoc khi mat da lien tuc nhac-Hinh-2

Không lâu Sau đó, Phổ Nghi qua đời. Lý Thục hiền vô cùng đau lòng, nhưng ngay sau lễ truy điệu của Phổ Nghi, bà cũng quên luôn câu chuyện về "Hà xa hoàn".

Cho đến 1 năm sau, Lý Thục Hiền đột nhiên nhớ đến câu chuyện này và công khai ra bên ngoài nội dung cũng như những nghi hoặc của bản thân bà về câu chuyện. Thế nhưng, đến những y bác sĩ trong bệnh viện cũng không có ai biết đến cái tên "Hà xa hoàn".

Lăng mộ Phổ Ngi được đặt ở đâu?

Theo người vợ gắn bó với Phổ Nghi đến cuối đời – bà Lý Thục Hiền, ngày 19 tháng 10 năm 1967, di hài Phổ Nghi đã được hỏa thiêu và được gửi tại nhà hỏa táng Bát Bảo Sơn (Bắc Kinh, Trung Quốc).

Đến ngày 29 tháng 5 năm 1980, theo chỉ đạo cuả các cấp lãnh đạo Trung Quốc, tro cốt của Phổ Nghi lần nữa được chuyển đến căn phòng đầu tiên của nghĩa trang Bát Bảo Sơn. Cuối cùng, đến năm 1994, mộ phần của Phổ Nghi lại một lần nữa được di dời đi nơi khác.

Theo ghi chép của cuốn "Thanh thất hoàng lăng tham kì", năm 1994, một người đàn ông tên Trương Thế Nghĩa đã cho xây dựng Nghĩa trang hoàng gia Hoa Long tại Sùng Lăng (nơi chôn cất của hoàng đế thứ 11 nhà Thanh – vua Quang Tự, thuộc một huyện của thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).

Để nghĩa trang vừa xây dựng nhanh chóng được nhiều người biết đến, ông Trương Thế Nghĩa đã ra sức thuyết phục bà Lý Thục Hiền – vợ Phổ Nghi đem tro cốt của vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh này chuyển đến nghĩa trang Hoa Long để xây dựng mộ phần mới.

Trước sự thuyết phục chân thành của ông, bà Lý Thục Hiền cuối cùng đã đồng ý. Sau đó, tro cốt của Phổ Nghi được chuyển đi đến nơi mới.

Ngày 26 tháng 1 năm 1995, lễ chuyển mộ phần Phổ Nghi lần cuối cùng chính thức được diễn ra. Vợ Phổ Nghi – bà Lý Thục Hiền, nhận nhiệm vụ đặt hộp tro cốt của ông xuống lỗ huyệt. Đây chính thức là nơi an nghỉ cuối cùng của Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh

Trước khi chết, Quang Tự Đế nhắn nhủ cha đẻ của Phổ Nghi đúng 5 chữ

Trong bối cảnh bị thái giám của Từ Hy thái hậu giám sát nghiêm ngặt, Quang Tự Đế chỉ có thể dúi vào tay cha đẻ của Phổ Nghi và cũng là em trai ông mảnh giấy ghi đúng 5 chữ ngắn gọn.

Tiến trình lịch sử thay đổi vốn cũng chỉ là một ý niệm trong tiềm thức con người. Vận mệnh của một vương triều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cũng chỉ có vài bước then chốt. Nếu thực hiện rồi, không biết chừng có thể sẽ kéo dài được vận mệnh của cả vương triều.

Thế nhưng không phải ai cũng biết nắm bắt những yếu tố then chốt ấy. Nhiều vương triều trong lịch sử bị diệt vong, càng về cuối càng "đi nước cờ" sai lầm, vậy nên kết cục diệt vong cũng là điều tất yếu.

Biến pháp Mậu Tuất của Quang Tự Đế thất bại vì Viên Thế Khải

Cuối triều Thanh, rất nhiều trí thức và đại thần tìm trăm phương nghìn kế, chấn hưng vương triều. Đặc biệt sau chiến tranh Giáp Ngọ, hoàng đế Quang Tự đã có dự cảm, nếu vẫn không thực hiện cải cách, triều Thanh chắc chắn diệt vong.

Và thế là Quang Tự bắt đầu trọng dụng phái cải cách, thực hiện Biến pháp Mậu Tuất (cuộc vận động cải cách chính trị - xã hội).

Nhưng cuối cùng, cuộc cải cách vẫn thất bại, Từ Hy thái hậu hạ lệnh giết những người tham gia biến pháp, khiến cho nhà Thanh đánh mất hoàn toàn cơ hội cải cách.

Thực tế, ban đầu Từ Hy không hề phản đối cũng không ủng hộ Biến pháp. Bà cũng thấm thía nỗi nhục nhã khi bị châu Âu chèn ép, lẽ tất yếu bà cũng mong nhà Thanh khôi phục sức mạnh.

Nhưng những người tham gia Biến pháp đã sử dụng sai cách. Theo ghi chép lịch sử, Khang Hữu Vi, nhân vật lớn đứng sau chiến dịch khi đó từng khuyên Quang Tự giam lỏng Từ Hy thái hậu, và Quang Tự để Viên Thế Khải đi làm việc này.

Truoc khi chet, Quang Tu De nhan nhu cha de cua Pho Nghi dung 5 chu

Viên Thế Khải.

Nhưng Viên lại là một con cáo già, đã mang việc này mật báo lên Từ Hy thái hậu, khiến bà nổi cơn thịnh nộ, ra lệnh bắt toàn bộ những người tham gia Biến pháp. Khang Hữu Vi lại vô cùng xảo trá, nên sớm thoát khỏi bàn tay của Từ Hy. Còn Từ Hy thì bắt đầu sợ hãi, nhanh chóng thu hồi quyền lực của Quang Tự và giam lỏng ông.

Từ Hy giam giữ Quang Tự tại Doanh Đài ròng rã suốt 10 năm, ngay cả người khỏe mạnh cũng không chịu nổi, chưa nói tới Quang Tự vốn dĩ sức khỏe đã không tốt. Ông vì sự cố này mà vô cùng phiền não, hối hận vì khiến cho cuộc cải cách trở nên như vậy và không khỏi lo lắng cho vận mệnh Đại Thanh.

Lời nhắn nhủ của Quang Tự Đế

Từ Hy giam giữ Quang Tự, có phần đối xử ngược đãi khiến ông mắc bệnh nặng. Khi ấy, thái hậu sức khỏe cũng không tốt, nhưng vẫn gắng gượng chọn hoàng đế cho Đại Thanh và chọn được Phổ Nghi là người kế vị trong tương lai.

Quang Tự nghe tin cháu mình sắp kế vị thì buồn rầu vì biết rằng vậy là lại có thêm một đứa trẻ bất hạnh. Nhưng sau đó, Quang Tự nghe nói Nhiếp Chính Vương là em trai mình, Tái Phong, ông mới yên tâm.

Quang Tự và Tái Phong là huynh đệ, nên vào giờ phút Quang Tự hấp hối, Từ Hy cho Tái Phong tới thăm hoàng huynh của mình, nhưng vẫn không hề nới lỏng giám sát với Quang Tự.

Khi Tái Phong tới thăm anh trai, Quang Tự đã biết mình sắp không trụ được, bèn nói với Tái Phong rất nhiều lời thật lòng. Đặc biệt khi nói tới Biến pháp Mậu Tuất, Quang Tự không khỏi uất hận nhưng cũng không dám nói nhiều, vì thái giám của Từ Hy đứng bên ngoài cửa sổ nghe ngóng. Ông sợ khiến em trai gặp điều bất trắc.

Vì giang sơn Đại Thanh, Quang Tự không thể không lo lắng cho cháu trai của mình. Ông dùng hết sức bình sinh viết lên 5 chữ, dúi cho Tái Phong, rồi căn dặn: Đây là di ngôn của ta, nhất thiết phải theo đó mà làm theo! Tái Phong giấu kín tờ giấy, nói lời vĩnh biệt với anh trai.

Sau đó Từ Hy và Quang Tự lần lượt qua đời, Phổ Nghi lên ngôi, Tái Phong trở thành nhiếp chính vương, có thể tham sự triều chính.

Truoc khi chet, Quang Tu De nhan nhu cha de cua Pho Nghi dung 5 chu-Hinh-2

Phổ Nghi lên ngôi vua khi mới 2 tuổi.

Nhưng khi đó, nhà Thanh vẫn còn một đại thần nắm quyền – Khánh Thân Vương Dịch Khuông, trong vai trò là trưởng bối và nguyên lão cũng tham dự việc triều đình. Khi Tái Phong lấy ra tờ giấy, đọc dòng chữ "Xử chết Viên Thế Khải", ông lập tức ngây người.

Tại sao Quang Tự lại để lại di ngôn 5 chữ này? Câu trả lời là vì Quang Tự hận Viên Thế Khải thấu xương, nếu không có Viên Thế Khải, có thể Biến pháp sẽ thành công, Quang Tự cũng sẽ không bị giam cầm. Tất cả đều vì Viên Thế Khải mà sự nghiệp Biến pháp bị "cuốn theo dòng nước".

Tái Phong cho rằng đây là việc rất hệ trọng, trong tay Viên Thế Khải có binh quyền, chỉ sợ muốn giết hắn sẽ dấy lên binh biến. Dịch Khuông lại cho rằng, tân Hoàng đế mới lên, triều đình còn nhiều việc phải làm, hơn nữa thiên hạ đã bắt đầu loạn, vẫn phải mượn tay Viên Thế Khải, vì thế không thể giết hắn.

Nhưng Dịch Khuông vẫn phải nể mặt Tái Phong, vì khi đó Hoàng thượng là con trai của Tái Phong, nên chỉ bãi miễn chức vụ Viên Thế Khải. Thế nhưng cuối cùng chính điều này lại ẩn chứa hiểm họa diệt vong.

Nhà Thanh không thể ngăn chặn được làn sóng cách mạng, triều đình lại "mời" Viên Thế Khải ra đảm đương gánh vác trọng trách, không ngờ lại giúp Viên Thế Khải có thêm cơ hội. Viên Thế Khải chỉ dùng một chút sức mạnh đã có thể lật đổ nhà Thanh, cuối cùng trở thành đại tổng thống, thỏa mãn giấc mơ hoàng đế của mình.

Hoàng đế Trung Hoa cuối cùng xin ở lại Liên Xô, nhưng bị từ chối?

Tại kho lưu trữ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) có một chiếc cặp đặc biệt gồm những tài liệu liên quan đến Vua Phổ Nghi khi còn sống tại Liên Xô. 

Tháng 8/1945, khi Hồng quân Liên Xô đã vượt qua được hệ thống phòng thủ dày đặc của đội quân Quan Đông và bắt đầu ào ạt tấn công, quân Nhật đã tìm cách đưa vị vua bù nhìn Phổ Nghi ra khỏi Mãn Châu. Nhưng một đơn vị đổ bộ của Hồng Quân đã kịp thời đánh chiếm sân bay thành phố, bắt giữ chiếc máy bay cùng với vị vua bù nhìn này và chuyển ông tới Chita, sau đó là một trại giam đặc biệt ở Khabarovsk.