Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

10 sự kiện "săn người ngoài hành tinh" để đời

15/08/2013 07:40

(Kiến Thức) - Để đạt được chút thành tựu trong việc tìm kiếm hành tinh có khả năng có sự sống, chúng ta đã trải qua những khoảnh khắc quan trọng nào?

Hiền Thảo (theo SD)

Kỳ lạ chuyện hành tinh chết giúp mang lại sự sống

Sự sống có trước khi Trái đất hình thành 5,5 tỷ năm

Nicolaus Copernicus là một trong những nhà thiên văn có công lớn trong việc tìm kiếm những hành tinh lạ, bởi ông đưa ra một kết luận rằng Trái đất và các hành tinh trong hệ Mặt trời đều quay quanh Mặt trời. Chính điều này đã dẫn tới suy luận rằng nếu chúng ta không là trung tâm vũ trụ thì hẳn sẽ có nhiều hành tinh khác trong vũ trụ.
Nicolaus Copernicus là một trong những nhà thiên văn có công lớn trong việc tìm kiếm những hành tinh lạ, bởi ông đưa ra một kết luận rằng Trái đất và các hành tinh trong hệ Mặt trời đều quay quanh Mặt trời. Chính điều này đã dẫn tới suy luận rằng nếu chúng ta không là trung tâm vũ trụ thì hẳn sẽ có nhiều hành tinh khác trong vũ trụ.
Ngắm nhìn các hành tinh ở thế kỷ 16. Nhà tri thức người Ý Giordano Bruno đã có những ý tưởng tiếp tục tư tưởng của Copernicus, khi ông cho rằng Trái đất không là trung tâm vũ trụ, cũng như không là trung tâm hệ Mặt trời. Ông cho rằng có nhiều khả năng tồn tại những hành tinh có sự sống khác mà cư dân giống con người.
Ngắm nhìn các hành tinh ở thế kỷ 16. Nhà tri thức người Ý Giordano Bruno đã có những ý tưởng tiếp tục tư tưởng của Copernicus, khi ông cho rằng Trái đất không là trung tâm vũ trụ, cũng như không là trung tâm hệ Mặt trời. Ông cho rằng có nhiều khả năng tồn tại những hành tinh có sự sống khác mà cư dân giống con người.
Thu hút sự chú ý của người ngoài hành tinh. Vào thế kỷ 19, nhà toán học người Đức Karl Friedrich Gauss đã tìm cách để liên hệ với người ngoài hành tình. Ông đã nghĩ ra một thiết bị gọi là Heliotrope, có khả năng phản chiếu ảnh sáng Mặt trời tới các hành tinh khác để gửi tin nhắn. Ông cũng muốn người ngoài hành tinh chú ý khi tạo ra một tam giác lúa mì lớn trên cánh đồng Siberi.
Thu hút sự chú ý của người ngoài hành tinh. Vào thế kỷ 19, nhà toán học người Đức Karl Friedrich Gauss đã tìm cách để liên hệ với người ngoài hành tình. Ông đã nghĩ ra một thiết bị gọi là Heliotrope, có khả năng phản chiếu ảnh sáng Mặt trời tới các hành tinh khác để gửi tin nhắn. Ông cũng muốn người ngoài hành tinh chú ý khi tạo ra một tam giác lúa mì lớn trên cánh đồng Siberi.
UFO và cuộc chạy đua lên vũ trụ. Năm 1947, một vụ va chạm xảy ra ở Roswell, Mỹ. Theo tin đồn, người ta tìm thấy nhiều mảnh vụn kim loại và cả các thi thể không phải người. Sau đó là cuộc chạy đua lên vũ trụ giữa Mỹ và Xô Viết. Chính những chương trình không gian của cả 2 nước đã cổ động cho những ý nghĩ về sự sống ngoài Trái đất vào những năm 50 và 60 của thế kỷ trước.
UFO và cuộc chạy đua lên vũ trụ. Năm 1947, một vụ va chạm xảy ra ở Roswell, Mỹ. Theo tin đồn, người ta tìm thấy nhiều mảnh vụn kim loại và cả các thi thể không phải người. Sau đó là cuộc chạy đua lên vũ trụ giữa Mỹ và Xô Viết. Chính những chương trình không gian của cả 2 nước đã cổ động cho những ý nghĩ về sự sống ngoài Trái đất vào những năm 50 và 60 của thế kỷ trước.
SETI, Ozma. Vào giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học đã nghĩ một cách nghiêm túc hơn về việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Họ đã nghĩ đến việc sử dụng sóng điện từ để quét bầu trời và tìm ra sự sống (Chương trình SETI)-một chương trình về sau được sự hậu thuẫn của NASA. Cùng thời gian đó, nhà khoa học Frank Drake đã tiến hành thử nghiệm với các trạm quan sát vô tuyến, nơi có thể thu được tín hiệu từ bầu trời (dự án Ozma).
SETI, Ozma. Vào giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học đã nghĩ một cách nghiêm túc hơn về việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Họ đã nghĩ đến việc sử dụng sóng điện từ để quét bầu trời và tìm ra sự sống (Chương trình SETI)-một chương trình về sau được sự hậu thuẫn của NASA. Cùng thời gian đó, nhà khoa học Frank Drake đã tiến hành thử nghiệm với các trạm quan sát vô tuyến, nơi có thể thu được tín hiệu từ bầu trời (dự án Ozma).
Phương trình Drake. Nhà thiên văn học Frank Drake đã tạo ra một phương trình toán học để dự đoán hình dạng của các ngôi sao và hành tinh quanh chúng ta. Phương trình này có thể giúp được các nhà tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh trong tương lai.
Phương trình Drake. Nhà thiên văn học Frank Drake đã tạo ra một phương trình toán học để dự đoán hình dạng của các ngôi sao và hành tinh quanh chúng ta. Phương trình này có thể giúp được các nhà tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh trong tương lai.
Sinh học ngoài Trái đất. Cùng thời gian với sự ra đời của phương trình Drake, NASA đã tài trợ cho dự án sinh học ngoài Trái đất. Dự án này tìm kiếm những khả năng tồn tại sự sống bên ngoài hành tinh của chúng ta. Họ tập trung nghiên cứu khí quyển và địa hình của các hành tinh nằm trong hệ Mặt trời để trả lời cho câu hỏi những chất hóa học và ở điều kiện nào có thể tồn tại sự sống ngoài Trái đất.
Sinh học ngoài Trái đất. Cùng thời gian với sự ra đời của phương trình Drake, NASA đã tài trợ cho dự án sinh học ngoài Trái đất. Dự án này tìm kiếm những khả năng tồn tại sự sống bên ngoài hành tinh của chúng ta. Họ tập trung nghiên cứu khí quyển và địa hình của các hành tinh nằm trong hệ Mặt trời để trả lời cho câu hỏi những chất hóa học và ở điều kiện nào có thể tồn tại sự sống ngoài Trái đất.
Dự án SETI vẫn được thực hiện. Sau khi không được Thượng viện Mỹ thông qua khoản ngân sách cho dự án này, một Viện SETI do tư nhân tài trợ đã được sáng lập để tiếp tục tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Ngoài SETIm một tổ chức có tên Cộng đồng hành tinh, do nhà thiên văn nổi tiếng Carl Sagan thành lập cũng đang có cùng một mục tiêu tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Dự án SETI vẫn được thực hiện. Sau khi không được Thượng viện Mỹ thông qua khoản ngân sách cho dự án này, một Viện SETI do tư nhân tài trợ đã được sáng lập để tiếp tục tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Ngoài SETIm một tổ chức có tên Cộng đồng hành tinh, do nhà thiên văn nổi tiếng Carl Sagan thành lập cũng đang có cùng một mục tiêu tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Rất nhiều ngoại hành tinh. Từ giữa những năm 90, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm kiếm các hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời. Chương trình thám hiểm ngoại hành tinh của NASA có nhiệm vụ tìm kiếm và phân loại các ngoại hành tinh và các hệ thống hành tinh với mục đích tìm ra những hành tinh giống Trái đất, nơi có thể có sự sống. Trạm quan sát Kepler cũng giúp các nhà khoa học nhiều trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Rất nhiều ngoại hành tinh. Từ giữa những năm 90, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm kiếm các hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời. Chương trình thám hiểm ngoại hành tinh của NASA có nhiệm vụ tìm kiếm và phân loại các ngoại hành tinh và các hệ thống hành tinh với mục đích tìm ra những hành tinh giống Trái đất, nơi có thể có sự sống. Trạm quan sát Kepler cũng giúp các nhà khoa học nhiều trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Mạng kính thiên văn Allen. Mạng này thuộc Viện SETI và đại học California-Berkeley đã giúp phóng đại các tín hiệu từ vũ trụ.
Mạng kính thiên văn Allen. Mạng này thuộc Viện SETI và đại học California-Berkeley đã giúp phóng đại các tín hiệu từ vũ trụ.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

07/05/2025 08:30
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

19/04/2025 08:30
"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

24/04/2025 07:45

Bạn có thể quan tâm

Sắc hồng muồng hoa đào rực rỡ trên quốc lộ 20 Lâm Đồng

Sắc hồng muồng hoa đào rực rỡ trên quốc lộ 20 Lâm Đồng

Em gái Công Vinh giao diện quý cô thanh lịch, body miễn chê

Em gái Công Vinh giao diện quý cô thanh lịch, body miễn chê

“Thánh nữ lắc hông” diện váy lụa mỏng manh gây thương nhớ

“Thánh nữ lắc hông” diện váy lụa mỏng manh gây thương nhớ

Mỹ nhân "gái 1 con" mặc yếm hờ hững khi đi du lịch

Mỹ nhân "gái 1 con" mặc yếm hờ hững khi đi du lịch

Hot girl gây chú ý với trang phục bó sát đi cắm hoa

Hot girl gây chú ý với trang phục bó sát đi cắm hoa

Hồ Quỳnh Hương tung loạt ảnh cưới đẹp như cổ tích

Hồ Quỳnh Hương tung loạt ảnh cưới đẹp như cổ tích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status