10 nỗi thất vọng lớn nhất trong lịch sử Oscar

Oscar là giải thưởng điện ảnh danh giá nhất thế giới được giới phê bình, người hâm mộ cả thế giới mong chờ nhưng cũng gây khá nhiều tranh cãi.

Xem video giới thiệu 8 phim tranh giải Oscar 2016:
1. James Stewart hụt tượng vàng Oscar 1939
 
Các nhà phê bình cho rằng nam diễn viên James Stewart với vai Mr Smith trong “Mr. Smith Goes to Washington” là ứng viên nặng ký nhất cho giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Thế nhưng, có ai ngờ rằng nam diễn viên Robert Donat trong “Goodbye, Mr. Chips” đã giành được tượng vàng Oscar. Sau đó, nhiều sử gia điện ảnh cho rằng việc Stewart giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim “The Philadelphia Story” tại Oscar 1940 giống như lời xin lỗi của Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ vì không trao giải Oscar cho ông vào năm 1939.
2. “Chariots of Fire” giành giải Phim hay nhất Oscar 1939
 
Bộ phim “Chariots of Fire” về đề tài thể thao của đạo diễn Hugh Hudson giành giải Phim hay nhất tại Oscar năm 1939 cũng được coi là một trong những nỗi thất vọng lớn nhất của giải Oscar. Trong khi đó phim “Reds” của đạo diễn Warren Beatty được các nhà phê bình đánh giá là ứng cử viên sáng giá nhất cho giải thưởng thì lại trượt giải thưởng này.
“Reds” kể câu chuyện có thật về John Reed, một nhà báo Mỹ cấp tiến hoạt động trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Anh đã đến nước Nga khi Cách mạng tháng Mười Nga diễn ra và sau này anh đã trở về nước Mỹ thành lập đảng cộng sản Mỹ.
3. “Citizen Kane” trượt giải Phim hay nhất Oscar 1941
 
Tại giải Oscar năm 1941, bộ phim “Citizen Kane” của đạo diễn Orson Welles được đề cử tới 9 giải Oscar nhưng chỉ giành giải Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Tuy nhiên, bộ phim này được giới làm phim châu Âu đánh giá cao và từ giữa thập niên 1950 trở đi giới phê bình mới chú ý đến nó. “Citizen Kane” còn được bầu chọn là một trong 100 phim Mỹ vĩ đại nhất và có mặt trong danh sách nhiều cuộc bình chọn khác.
Bộ phim là tiểu sử giả tưởng về ông trùm báo chí Charles Foster Kane, một nhân vật được xây dựng dựa trên cuộc đời của ông trùm truyền thông Hoa Kỳ William Randolph Hearst nên sau khi phim được công chiếu, Hearst đã cấm các báo thuộc quyền sở hữu của mình đề cập tới bộ phim khiến phim thất bại về mặt thương mại và không được đón nhận nồng nhiệt vào thời điểm công chiếu.
4. Grace Kelly giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Oscar 1955
 
Grace Kelly chiến thắng giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1955 với vai diễn trong phim “The Country Girl” cũng là nỗi thất vọng lớn nhất của giải Oscar.
Trong khi đó, nữ diễn viên Judy Garland được các nhà phê bình dự kiến rằng sẽ giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn trong “A Star Is Born” thì lại tuột mất giải thưởng này. Thậm chí kênh NBC của Mỹ còn chắc chắn cô sẽ giành tượng vàng Oscar và cử hẳn một ê kip quay phim đến túc trực đến bệnh viên nơi cô vừa sinh con trai để phỏng vấn.
5. Francis Ford Coppola tuột giải Đạo diễn xuất sắc nhất Oscar 1973
Bộ phim “The Godfather” được ca ngợi là một trong những bộ phim có ảnh hưởng nhất mọi thời đại và là bộ phim đầu tiên thu về hơn 100 triệu đô la ở Mỹ. Và đạo diễn Francis Ford Coppola được cho là chắn chắn sẽ giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Oscar năm 1973.
Tuy nhiên, giải thưởng này lại thuộc về đạo diễn Bob Fosse với bộ phim âm nhạc “Carabet”. Năm 1975, Coppola mới có duyên với tượng vàng Oscar với bộ phim “The Godfather” phần 2 và ông nói rằng đúng ra mình đã giành được giải thưởng này từ 2 năm trước đó.
6. Marisa Tomei giành giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất – Oscar 1993
Nhiều năm trời, người ta cho rằng nam diễn viên Jack Palance đã đọc nhầm tên khi công bố Marisa Tomei chiến thắng giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Khi đó, vai diễn của Tomei trong “My Cousin Vinny” kém cỏi hơn nhiều so với các ứng viên như Vanessa Redgrave trong “Howards End” hay Judy Davis với “Husbands and Wives”.
Tuy nhiên, sau này Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ nhiều lần khẳng định rằng Tomei xứng đáng với giải thưởng và điều này cũng được hãng kiểm toán Price Waterhouse xác thực.
7. “Braveheart” giành giải Phim xuất sắc nhất Oscar 1996
“Apollo 13” của Ron Howard dù được tán thưởng nhưng “Braveheart” của đạo diễn Mel Gibson mới là bộ phim giành giải Phim xuất sắc nhất. Tuy nhiên đây là một trong những nỗi thất vọng lớn nhất trong lịch sử Oscar và bị các nhà phê bình chê bai vì có vô số “hạt sạn”.
8. “Saving Private Ryan” tuột mất giải Phim hay nhất Oscar 1998
Việc John Madden giành giải Phim hay nhất với “Shakespeare in Love” được coi là một trong những chiến thắng gây thất vọng nhất của giải Oscar. “Shakespeare in Love” chỉ được đánh giá là bộ phim tốt và thua xa các ứng viên khác. Danh hiệu năm đó được giới phê bình cho rằng phải thuộc về bộ phim chiến tranh “Saving Private Ryan” của Steven Spielberg nếu nó không phải cạnh tranh gay gắt với một bộ phim cùng đề tài “The Thin Red Line” của Terrence Malick.
9. Adrien Brody giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Oscar 2002
Dù mọi người đánh giá cao vai diễn của Adrien Brody trong “The Pianist” của đạo diễn Roman Polanski nhưng ít ai nghĩ rằng anh sẽ giành tượng vàng Oscar. Trong khi đó những ứng viên nặng ký như Michael Caine, Jack Nicholson, Daniel Day-Lewis lại để tuột tay giải thưởng này. Brody cũng được coi là người giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc trẻ nhất trong lịch sử Oscar ở tuổi 29.
10. “Crash” giành giải Phim hay nhất Oscar 2005
 
“Brokeback Mountain” của đạo diễn Lý An về đề tài hôn nhân đồng tính được kỳ vọng nhiều nhất cho giải thưởng Phim hay nhất nhưng giải thưởng này thuộc “Crash” về đề tài phân biệt chủng tộc của đạo diễn Paul Haggis. Nhiều nhà phê bình, các báo, tạp chí thời đó gọi đó là chiến thắng tồi tệ, nỗi thất vọng lớn nhất của giải Oscar.
Họ cho rằng Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ chỉ thích những đề tài quen thuộc như phân biệt chủng tộc mà bỏ quan những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của xã hội như cuộc sống của người đồng tính.

Tổ ấm hạnh phúc của diễn viên Lã Thanh Huyền

(Kiến Thức) - Sau 5 năm kết hôn, diễn viên Lã Thanh Huyền hiện sống hạnh phúc bên ông xã hết mực cưng chiều và cậu con trai đầu lòng kháu khỉnh.

To am hanh phuc cua dien vien La Thanh Huyen
 Diễn viên Lã Thanh Huyền sinh năm 1985. Người đẹp "Phụ nữ thế kỷ 21" đã kết hôn với doanh nhân hơn cô 12 tuổi tên Trần Anh vào tháng 3/2011, sau 4 năm hẹn hò.
To am hanh phuc cua dien vien La Thanh Huyen-Hinh-2
 Khi mang thai cậu quý tử đầu lòng được 7 tháng, Lã Thanh Huyền đã được doanh nhân Trần Anh đã tặng chiếc xe Mercedes có giá khoảng 4 tỷ đồng.
To am hanh phuc cua dien vien La Thanh Huyen-Hinh-3
Vào ngày 9/4/2013, con trai Lã Thanh Huyền cất tiếng khóc chào đời. Cậu nhóc nặng 3,25 kg và có tên thân mật là Chumchum.
To am hanh phuc cua dien vien La Thanh Huyen-Hinh-4
 Trên trang cá nhân, diễn viên “Trần Thủ Độ” thường xuyên đăng tải những hình ảnh hạnh phúc bên ông xã và thiên thần nhỏ của mình.
To am hanh phuc cua dien vien La Thanh Huyen-Hinh-5
 Theo chia sẻ của người đẹp, ông xã luôn chiều chuộng và yêu thương cô hết lòng. Sau khi kết hôn và sinh con, Lã Thanh Huyền đã tạm ngưng các hoạt động giải trí để lo chu toàn cho gia đình.
To am hanh phuc cua dien vien La Thanh Huyen-Hinh-6
 Tổ ấm của diễn viên Lã Thanh Huyền lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười của bé Chumchum. Cậu nhóc càng lớn càng dễ thương, đáng yêu.
To am hanh phuc cua dien vien La Thanh Huyen-Hinh-7
 Diễn viên Lã Thanh Huyền hạnh phúc đón sinh nhật giản dị nhưng ấm cúng bên những người thân yêu của mình.
To am hanh phuc cua dien vien La Thanh Huyen-Hinh-8
 Dù sống chung một mái nhà 5 năm nhưng vợ chồng Lã Thanh Huyền vẫn tình cảm như thuở mới yêu. Cả hai luôn cố gắng sắp xếp công việc để tận hưởng khoảng thời gian riêng tư để hâm nóng tình cảm vợ chồng.

Những đề cử sáng giá nhất giải Oscar 2015

(Kiến Thức) - Những bộ phim, những diễn viên nào sẽ giành chiến thắng các đề cử quan trọng tại Lễ trao giải Oscar 2015 đang diễn ra?

Giải thưởng điện ảnh Oscar là giải thưởng danh giá nhất hành tinh được tổ chức trao giải hàng năm tại Hollywood, Mỹ, ghi nhận những thành tựu xuất sắc của điện ảnh trong năm của các đạo diễn, diễn viên, kịch bản và nhiều lĩnh vực khác.

Những đề cử cho giải Phim xuất sắc nhất Oscar 2015.
Những đề cử cho giải Phim xuất sắc nhất Oscar 2015.
Trong danh sách đề cử cho giải Phim xuất sắc nhất Oscar 2015, các bộ phim Boyhood, Birdman, The Theory of Everything, The Grand Budapest Hotel, The Imitation Game, American Sniper… là những đề cử hàng đầu.

Hai bộ phim nhiều đề cử nhất là Birdman và The Grand Budapest Hotel, mỗi phim 9 đề cử. “The Imitation Game” có 8 đề cử. Hai bộ phim “Boyhood” và “American Sniper” được xướng tên ở 6 hạng mục.

Bộ phim Birdman hứa hẹn giành chiến thắng tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87.
 Bộ phim Birdman hứa hẹn giành chiến thắng tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87.

Boyhood cũng là ứng cử viên sáng giá cho nhiều giải thưởng.
 Boyhood cũng là ứng cử viên sáng giá cho nhiều giải thưởng.
Trong hạng mục “Đạo diễn xuất sắc”, đó là cuộc so tài giữa những tên tuổi nhà làm phim lừng danh như Richard Linklater của Boyhood, Wes Anderson của The Grand Budapest Hotel, Alejandro González Iñárritu của Birman, Bennett Miller của Foxcatcher và Morten Tyldum của The Imitation Game.

Những cái tên nổi bật trong các đề cử hạng mục “Nam diễn viên chính xuất sắc” là Michael Keaton của Birdman, nam diễn viên Eddie Redmayne của The Theory of Everything, Steve Carell của Foxcatcher, Bradley Cooper của American Sniper và Benedict Cumberbatch của The Imitation Game.

Nữ minh tinh Julianne Moore của phim Still Alice hứa hẹn giành giải hạng mục nữ diễn viên chính xuất sắc.
 Nữ minh tinh Julianne Moore của phim Still Alice hứa hẹn giành giải hạng mục nữ diễn viên chính xuất sắc.
Trong danh sách đề cử hạng mục “Nữ diễn viên chính xuất sắc” không thể thiếu những cái tên như của Marion Cotillard với phim Two Days, One Night, nữ minh tinh Julianne Moore của phim Still Alice, nữ diễn viên Reese Witherspoon trong Wild, nữ diễn viên Felicity Jones trong The Theory of Everything, Rosamund Pike trong Gone Girl.

Danh sách đề cử Oscar lần thứ 87

Phim hay nhất

“Amerian Sniper”

“Birdman”

“Boyhood”

“The Grand Budapest Hotel”

“The Imitation Game”

“Selma”

“The Theory of Everything”

“Whiplash”

Nam diễn viên chính xuất sắc

Michael Keaton, “Birdman”

Eddie Redmayne, “The Theory of Everything”

Benedict Cumberbatch, “The Imitation Game”

Steve Carell, “Foxcatcher”

Bradley Cooper, “American Sniper”

Nữ diễn viên chính xuất sắc

Julianne Moore, “Still Alice”

Felicity Jones, “The Theory of Everything”

Rosamund Pike, “Gone Girl”

Reese Witherspoon, “Wild”

Marion Cotillard, “Two Days, One Night”

Nam diễn viên phụ xuất sắc

Robert Duvall, “The Judge”

J.K. Simmons, “Whiplash”

Ethan Hawke, “Boyhood”

Edward Norton, “Birdman”

Mark Ruffalo, “Foxcatcher”

Nữ diễn viên phụ xuất sắc

Patricia Arquette, “Boyhood”

Keira Knightley, “The Imitation Game”

Emma Stone, “Birdman”

Meryl Streep, “Into the Woods”

Laura Dern, “Wild”

Đạo diễn xuất sắc

Richard Linklater, “Boyhood”

Alejandro G. Inarritu, “Birdman”

Morten Tyldum, “The Imitation Game”

Wes Anderson, “The Grand Budapest Hotel”

Bennett Miller, “Foxcatcher”

Kịch bản chuyển thể xuất sắc

“American Sniper”

“Imitation Game”

“Inherent Vice”

“The Theory of Everything”

“Whiplash”

Kịch bản gốc xuất sắc

“Birdman”

“Boyhood”

“Foxcatcher”

“The Grand Budapest Hotel”

“Nightcrawler”

Phim hoạt hình hay nhất

“Big Hero 6”

“The Boxtrolls”

“How to Train Your Dragon 2″

“Song of the Sea”

“The Tale of Princess Kaguya”

Phim tài liệu dài hay nhất

“Citizenfour”

“Finding Vivian Maier”

“Last Days in Vietnam”

“Salt of the Earth”

“Virunga”

Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất

“Ida”

“Leviathan”

“Wild Tales”

“Timbuktu”

“Tangerine”

Quay phim đẹp nhất

“Birdman”

“The Grand Budapest Hotel”

“Ida”

“Mr. Turner”

“Unbroken”

Bài hát trong phim hay nhất

“Everything is Awesome” – The Lego Movie

“Glory” – Selma

“Grateful” – Beyond the Lights

“I’m Not Gonna Miss You” – Glen Campbell: I’ll Be Me

“Lost Stars” – Begin Again

Phim tài liệu ngắn hay nhất

“Crisis Hotline”

“Joanna”

“Our Curse”

”The Reaper”

”White Earth”

Dựng phim hay nhất

“American Sniper”

“Boyhood”

“The Grand Budapest Hotel”

“Imitation Game”

“Whiplash”

Dựng âm thanh xuất sắc

“American Sniper”

“Birdman”

“The Hobbit: The Battle of the Five Armies”

“Interstellar”

“Unbroken”

Hòa thanh xuất sắc

“American Sniper”

“Birdman”

“Interstellar”

“Unbroken”

“Whiplash”

Thiết kế sản xuất đẹp nhất

“The Grand Budapest Hotel”

“The Imitation Game”

“Interstellar”

“Into the Woods”

“Mr. Turner”

Phim hoạt hình ngắn hay nhất

“The Bigger Picture”

“The Dam Keeper”

“Feast”

“Me and My Moulton”

“A Single Life”

Phim ngắn hay nhất

“Aya”

“Boogaloo And Graham”

“Butter Lamp”

“Parvaneh”

“The Phone Call”

Hóa trang và Làm tóc đẹp nhất

“Foxcatcher”

“The Grand Budapest Hotel”

“Guardians of the Galaxy”

Thiết kế phục trang đẹp nhất

“Grand Budapest Hotel”

“Inherent Vice”

“Into the Woods”

” Maleficent”

“Mr. Turner”

Nhạc phim hay nhất

“The Grand Budapest Hotel”

“The Imitation Game”

“Interstellar”

“Mr. Turner”

“The Theory of Everything”

Kỹ xảo hình ảnh xuất sắc

“Captain America: The Winter Soldier”

“Dawn of the Planet of the Apes”

“Guardians of the Galaxy”

“Interstellar”

“X-Men: Days of Future Past”