Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

10 cái chết kỳ quặc nhất thời cổ đại

05/09/2013 06:30

(Kiến Thức) - Mất mạng vì xem lừa ăn sung hay ngạt thở do người hâm mộ tung quá nhiều áo, mũ… là những cái chết “khó đỡ” nhất thời cổ đại.

Tâm Anh (theo Listfave)

Ảnh độc về trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến I

10 bí ẩn không lời giải xuyên suốt mọi thời đại

Những cái chết “muôn đời bí ẩn” của vua chúa Việt

Cái chết bí ẩn của “đệ nhất giang hồ” Đại Cathay

10 dụng cụ tra tấn “có 1-0-2” thời Trung Cổ

 1. Draco: Draco là một nhà lập pháp quan trọng ở Athens. Ông thành lập một tòa án thực thi pháp luật dựa trên những văn bản chính thống thay cho những luật lệ truyền miệng. Ông cũng được cho là người đưa ra bộ luật hà khắc nhất. Draco có thể xuất thân từ Attica Deme - một nhóm quý tộc Hy Lạp. Các chuyên gia tìm được rất ít thông tin về cuộc sống của Draco. Tuy nhiên, trong số tài liệu ít ỏi còn lại, người ta có ghi chép về cái chết kỳ lạ của ông. Cụ thể, Draco đã chết trong Nhà hát Aeginetan. Sau khi hoàn thành bài phát biểu, những người ủng hộ ông đã có những hành động cuồng nhiệt nhằm tán dương bài diễn thuyết theo truyền thống Hy Lạp thời đó như tung, ném áo choàng, áo sơ mi và mũ về phía Draco. Thật không may là số áo mũ đó quá nhiều nên đã vùi lấp nhà lập pháp trong đó, khiến ông ngạt thở rồi chết.
1. Draco: Draco là một nhà lập pháp quan trọng ở Athens. Ông thành lập một tòa án thực thi pháp luật dựa trên những văn bản chính thống thay cho những luật lệ truyền miệng. Ông cũng được cho là người đưa ra bộ luật hà khắc nhất. Draco có thể xuất thân từ Attica Deme - một nhóm quý tộc Hy Lạp. Các chuyên gia tìm được rất ít thông tin về cuộc sống của Draco. Tuy nhiên, trong số tài liệu ít ỏi còn lại, người ta có ghi chép về cái chết kỳ lạ của ông. Cụ thể, Draco đã chết trong Nhà hát Aeginetan. Sau khi hoàn thành bài phát biểu, những người ủng hộ ông đã có những hành động cuồng nhiệt nhằm tán dương bài diễn thuyết theo truyền thống Hy Lạp thời đó như tung, ném áo choàng, áo sơ mi và mũ về phía Draco. Thật không may là số áo mũ đó quá nhiều nên đã vùi lấp nhà lập pháp trong đó, khiến ông ngạt thở rồi chết.
2. Phalaris: Phalaris là một bạo chúa của đế chế Acragas ở Sicily vào thế kỷ VI trước công nguyên. Ông đã phát minh ra thiết bị tra tấn dã man và gọi nó là con bò đồng. Nạn nhân sẽ bị nhét vào trong ruột một con bò rỗng thông qua một ngăn cửa ở thân bò. Sau đó, người ta đốt lửa xung quanh con bò khiến nạn nhân chết trong đau đớn. Do không thể chịu được sự cai trị tàn độc của bạo chúa Phalaris, Telemachus đã dẫn đầu cuộc nổi dậy và lật đổ thành công vua Phalaris. Chính vị vua này là người cuối cùng phải chịu cảnh chết trong đau đớn bằng chính phát minh của mình. Sau khi bạo chúa qua đời, con bò đồng được đưa đến Carthage và được xem như một tác phẩm nghệ thuật để mọi người chiêm ngưỡng.
2. Phalaris: Phalaris là một bạo chúa của đế chế Acragas ở Sicily vào thế kỷ VI trước công nguyên. Ông đã phát minh ra thiết bị tra tấn dã man và gọi nó là con bò đồng. Nạn nhân sẽ bị nhét vào trong ruột một con bò rỗng thông qua một ngăn cửa ở thân bò. Sau đó, người ta đốt lửa xung quanh con bò khiến nạn nhân chết trong đau đớn. Do không thể chịu được sự cai trị tàn độc của bạo chúa Phalaris, Telemachus đã dẫn đầu cuộc nổi dậy và lật đổ thành công vua Phalaris. Chính vị vua này là người cuối cùng phải chịu cảnh chết trong đau đớn bằng chính phát minh của mình. Sau khi bạo chúa qua đời, con bò đồng được đưa đến Carthage và được xem như một tác phẩm nghệ thuật để mọi người chiêm ngưỡng.
3. Chrysippus of Soli: Chrysippus of Soli là một chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực vật lý, đạo đức, logic. Mặc dù là người ủng hộ tự do cá nhân trong hành động cũng như trong suy nghĩ nhưng Chrysippus lại tin vào số phận. Ông qua đời năm 73 tuổi trong một hoàn cảnh vô cùng kỳ lạ. Có chuyện kể rằng, ông đã chết vì cười quá nhiều sau khi xem một con lừa ăn vài quả sung.
3. Chrysippus of Soli: Chrysippus of Soli là một chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực vật lý, đạo đức, logic. Mặc dù là người ủng hộ tự do cá nhân trong hành động cũng như trong suy nghĩ nhưng Chrysippus lại tin vào số phận. Ông qua đời năm 73 tuổi trong một hoàn cảnh vô cùng kỳ lạ. Có chuyện kể rằng, ông đã chết vì cười quá nhiều sau khi xem một con lừa ăn vài quả sung.
4. Herod: Herod là vị vua La Mã trị vì vùng đất Judea thế kỷ I trước công nguyên. Ông được mọi người biết đến với việc xây dựng ngôi đền thứ hai ở Jerusalem và các dự án khổng lồ khác trong thành phố. Năm thứ 4 trước công nguyên, khi ở tuổi 70, ông mắc phải một căn bệnh kỳ lạ với các triệu chứng như phát ban dữ dội, sốt, đau ruột, viêm bụng, co giật, khó thở và bộ phận sinh dục bị thối rữa. Tuy nhiên , các chuyên gia y tế hiện nay nhận định, vua Herod mắc bệnh thận mãn tính và bệnh hoại thư Fournier. Còn việc bộ phận sinh dục của ông bị thối rữa có thể là do vị vua này mắc bệnh ghẻ ở giai đoạn cuối.
4. Herod: Herod là vị vua La Mã trị vì vùng đất Judea thế kỷ I trước công nguyên. Ông được mọi người biết đến với việc xây dựng ngôi đền thứ hai ở Jerusalem và các dự án khổng lồ khác trong thành phố. Năm thứ 4 trước công nguyên, khi ở tuổi 70, ông mắc phải một căn bệnh kỳ lạ với các triệu chứng như phát ban dữ dội, sốt, đau ruột, viêm bụng, co giật, khó thở và bộ phận sinh dục bị thối rữa. Tuy nhiên , các chuyên gia y tế hiện nay nhận định, vua Herod mắc bệnh thận mãn tính và bệnh hoại thư Fournier. Còn việc bộ phận sinh dục của ông bị thối rữa có thể là do vị vua này mắc bệnh ghẻ ở giai đoạn cuối.
5. Milo of Croton: Milo of Croton là một đô vật nổi tiếng của thành phố cổ đại Croton, miền Nam Italy. Ông đã giành chiến thắng trong nhiều lễ hội thể thao quan trọng ở Hy Lạp thời cổ đại. Nhà bình luận cổ đại Diodorus Siculus đã viết về Milo of Croton như người đứng đầu quân đội dân quân tự vệ thành phố trong cuộc chiến chống lại các cuộc tấn công của các thành phố lân cận ở Sybaris năm 510 trước công nguyên. Theo một số truyền thuyết, Milo đã cố gắng kiểm tra sức mạnh của mình bằng cách thử dùng hai tay không xé một thân cây. Thật không may là tay của ông bị mắc kẹt trong khe của thân cây đó. Thật không may, một bầy sói đã đến và ăn thịt đô vật xấu số này.
5. Milo of Croton: Milo of Croton là một đô vật nổi tiếng của thành phố cổ đại Croton, miền Nam Italy. Ông đã giành chiến thắng trong nhiều lễ hội thể thao quan trọng ở Hy Lạp thời cổ đại. Nhà bình luận cổ đại Diodorus Siculus đã viết về Milo of Croton như người đứng đầu quân đội dân quân tự vệ thành phố trong cuộc chiến chống lại các cuộc tấn công của các thành phố lân cận ở Sybaris năm 510 trước công nguyên. Theo một số truyền thuyết, Milo đã cố gắng kiểm tra sức mạnh của mình bằng cách thử dùng hai tay không xé một thân cây. Thật không may là tay của ông bị mắc kẹt trong khe của thân cây đó. Thật không may, một bầy sói đã đến và ăn thịt đô vật xấu số này.
6. Mithridates: Mithridates là một người lính trẻ trong quân đội Ba Tư. Ông phục vụ dưới triều đại của vua Artaxerxes. Mithridates được vua Artaxerxes tặng nhiều món quà quý giá nhờ thành tích phò tá vua giết chết Cyrus để bảo vệ ngai vàng. Tuy nhiên, Artaxerxes muốn thần dân của mình tin vào câu chuyện chính ông đã xông vào chiến trường và giết chết Cyrus. Vì vậy, vua Artaxerxes yêu cầu Mithridates lan truyền nhiều câu chuyện khác nhau về chiến tích của mình. Nhưng mọi chuyện lại không diễn ra như ý định của nhà vua khi Mithridates đã tự biên tự diễn ra câu chuyện hoàn toàn khác và khoe khoang chiến tích giết chết Cyrus trong một bữa tiệc. Vô cùng tức giận trước lời nói bất kính đó, vua Artaxerxes ra lệnh cho binh sĩ dùng nhiều loại côn trùng tra tấn Mithridates. Sau 17 ngày tra tấn, Mithridates đã mất mạng vì không chịu làm theo chủ ý của nhà vua.
6. Mithridates: Mithridates là một người lính trẻ trong quân đội Ba Tư. Ông phục vụ dưới triều đại của vua Artaxerxes. Mithridates được vua Artaxerxes tặng nhiều món quà quý giá nhờ thành tích phò tá vua giết chết Cyrus để bảo vệ ngai vàng. Tuy nhiên, Artaxerxes muốn thần dân của mình tin vào câu chuyện chính ông đã xông vào chiến trường và giết chết Cyrus. Vì vậy, vua Artaxerxes yêu cầu Mithridates lan truyền nhiều câu chuyện khác nhau về chiến tích của mình. Nhưng mọi chuyện lại không diễn ra như ý định của nhà vua khi Mithridates đã tự biên tự diễn ra câu chuyện hoàn toàn khác và khoe khoang chiến tích giết chết Cyrus trong một bữa tiệc. Vô cùng tức giận trước lời nói bất kính đó, vua Artaxerxes ra lệnh cho binh sĩ dùng nhiều loại côn trùng tra tấn Mithridates. Sau 17 ngày tra tấn, Mithridates đã mất mạng vì không chịu làm theo chủ ý của nhà vua.
7. Cambyses II: Cambyses II là vua của đế chế Achaemenid và là con trai của Cyrus Đại đế. Theo ghi chép của nhiều nhà sử học cổ đại, Bardiya - người anh em với nhà vua có dã tâm cướp ngôi. Cambyses II đã cố gắng giữ lại ngai vàng nhưng cuối cùng qua đời vì một tình huống “dở khóc dở cười” và gây nhiều tranh cãi. Theo tài liệu của Ctesias, Cambyses đã vô tình đâm một mảnh gỗ vào đùi. Sau đó, do không chữa trị đúng cách, vết thương của ông bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử và qua đời sau đó 11 ngày. Một câu chuyện khác thì kể rằng ông mất mạng vì đã vô tình đâm thanh kiếm vào chân.
7. Cambyses II: Cambyses II là vua của đế chế Achaemenid và là con trai của Cyrus Đại đế. Theo ghi chép của nhiều nhà sử học cổ đại, Bardiya - người anh em với nhà vua có dã tâm cướp ngôi. Cambyses II đã cố gắng giữ lại ngai vàng nhưng cuối cùng qua đời vì một tình huống “dở khóc dở cười” và gây nhiều tranh cãi. Theo tài liệu của Ctesias, Cambyses đã vô tình đâm một mảnh gỗ vào đùi. Sau đó, do không chữa trị đúng cách, vết thương của ông bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử và qua đời sau đó 11 ngày. Một câu chuyện khác thì kể rằng ông mất mạng vì đã vô tình đâm thanh kiếm vào chân.
8. Eleazer Avaran: Eleazer Avaran là một nhà lãnh đạo trong cuộc nổi dậy Maccabean. Trong cuộc chiến đó, người Do Thái và quân đội Hy Lạp đã liên thủ chống lại đế chế Seleucid. Vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên, Seleucid đã huy động 50.000 bộ binh, 30 con voi chiến đến Jerusalem để đối phó 20.000 binh sĩ Do Thái đang đóng quân ở vùng đất cao ở phía Nam thành phố. Trong trận chiến đó, Eleazar phát hiện một con voi được trang trí lộng ly với bộ giáp đặc biệt. Ông đoán rằng, con vật khổng lồ này dành cho vua Seleucid là Antiochus V. Eleazar đã liều mạng đuổi theo con voi và dùng giáo đâm vào phần bụng không được áo giáp bảo vệ. Nhưng thật oái oăm, khi con voi to lớn gục ngã trên chiến trường, nó đã đè chết Eleazar.
8. Eleazer Avaran: Eleazer Avaran là một nhà lãnh đạo trong cuộc nổi dậy Maccabean. Trong cuộc chiến đó, người Do Thái và quân đội Hy Lạp đã liên thủ chống lại đế chế Seleucid. Vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên, Seleucid đã huy động 50.000 bộ binh, 30 con voi chiến đến Jerusalem để đối phó 20.000 binh sĩ Do Thái đang đóng quân ở vùng đất cao ở phía Nam thành phố. Trong trận chiến đó, Eleazar phát hiện một con voi được trang trí lộng ly với bộ giáp đặc biệt. Ông đoán rằng, con vật khổng lồ này dành cho vua Seleucid là Antiochus V. Eleazar đã liều mạng đuổi theo con voi và dùng giáo đâm vào phần bụng không được áo giáp bảo vệ. Nhưng thật oái oăm, khi con voi to lớn gục ngã trên chiến trường, nó đã đè chết Eleazar.
9. Philitas: Philitas hay còn gọi Philetas vừa là một nhà thơ vừa là học giả người Hy Lạp sống vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Ông là người tiên phong trong việc nghiên cứu ngôn ngữ. Athenaeus đã vẽ bức tranh biếm họa về Philitas để dành riêng cho các nghiên cứu của mình trong hình dáng vô cùng gầy gò và rất yếu đuối. Nhiều bài thơ của ông được các học giả và nhà thơ sau cổ đại vô cùng ngưỡng mộ nhưng hầu hết đều bị thất lạc. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu những từ khó hiểu, Philitas đã quá say mê công việc mà không thiết ăn uống nên đã chết vì đói.
9. Philitas: Philitas hay còn gọi Philetas vừa là một nhà thơ vừa là học giả người Hy Lạp sống vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Ông là người tiên phong trong việc nghiên cứu ngôn ngữ. Athenaeus đã vẽ bức tranh biếm họa về Philitas để dành riêng cho các nghiên cứu của mình trong hình dáng vô cùng gầy gò và rất yếu đuối. Nhiều bài thơ của ông được các học giả và nhà thơ sau cổ đại vô cùng ngưỡng mộ nhưng hầu hết đều bị thất lạc. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu những từ khó hiểu, Philitas đã quá say mê công việc mà không thiết ăn uống nên đã chết vì đói.
10. Phyrrhus: Phyrrhus từng là một chính khách và vị tướng tài ba sống vào thế kỷ IV trước công nguyên. Sau này, ông trở thành vua của Macedonia và Epirus. Do đó, Phyrrhus nhanh chóng trở thành đối thủ của thành Rome. Ông từng có vài trận đánh giành chiến thắng trước binh sĩ thành Rome nhưng lại phải bỏ ra khoản chi phí khá lớn, gây tốn kém tiền bạc của đất nước. Năm 272 trước công nguyên, một người thuộc dân tộc chiến binh Sparta đề nghị Phyrrhus giúp mình giành lại quyền kiểm soát chính quyền. Vua Phyrrhus đã giúp người đó nhưng trong quá trình trên, đội quân của ông rơi vào cuộc chiến lộn xộn trong thành phố Argos. Trong suốt trận chiến đó, một phụ nữ địa phương luống tuổi đã theo dõi Phyrrhus từ trên mái nhà rồi dùng gạch ném vào vị vua này. Ngay khi Phyrrhus đang chao đảo vì những hòn gạch bay tới tấp về phía mình thì một người lính Argive đã chặt đầu ông.
10. Phyrrhus: Phyrrhus từng là một chính khách và vị tướng tài ba sống vào thế kỷ IV trước công nguyên. Sau này, ông trở thành vua của Macedonia và Epirus. Do đó, Phyrrhus nhanh chóng trở thành đối thủ của thành Rome. Ông từng có vài trận đánh giành chiến thắng trước binh sĩ thành Rome nhưng lại phải bỏ ra khoản chi phí khá lớn, gây tốn kém tiền bạc của đất nước. Năm 272 trước công nguyên, một người thuộc dân tộc chiến binh Sparta đề nghị Phyrrhus giúp mình giành lại quyền kiểm soát chính quyền. Vua Phyrrhus đã giúp người đó nhưng trong quá trình trên, đội quân của ông rơi vào cuộc chiến lộn xộn trong thành phố Argos. Trong suốt trận chiến đó, một phụ nữ địa phương luống tuổi đã theo dõi Phyrrhus từ trên mái nhà rồi dùng gạch ném vào vị vua này. Ngay khi Phyrrhus đang chao đảo vì những hòn gạch bay tới tấp về phía mình thì một người lính Argive đã chặt đầu ông.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00

Bạn có thể quan tâm

Tiết lộ điều chưa từng biết về “khủng long xứ Wales'

Tiết lộ điều chưa từng biết về “khủng long xứ Wales'

Tiết lộ sốc về cuộc tranh ngôi chấn động triều Trần

Tiết lộ sốc về cuộc tranh ngôi chấn động triều Trần

Kế hoạch điên rồ của Hitler tấn công Mỹ trong Thế chiến 2

Kế hoạch điên rồ của Hitler tấn công Mỹ trong Thế chiến 2

Huyền thoại Lý Tiểu Long và 8 trận đấu kinh điển

Huyền thoại Lý Tiểu Long và 8 trận đấu kinh điển

Cảnh quan ngoạn mục ở hẻm núi đẹp nhất châu Phi

Cảnh quan ngoạn mục ở hẻm núi đẹp nhất châu Phi

Vị hoàng đế nào được mệnh danh "người du hành thời gian"?

Vị hoàng đế nào được mệnh danh "người du hành thời gian"?

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status