"Yêu" thế nào cho an toàn sau khi thu hẹp “cô bé”?

Nhu cầu phẫu thuật thu nhỏ âm đạo đang trở nên phổ biến hơn với một số chị em. Họ cho rằng đây là cách làm đẹp vùng kín đồng thời giúp cuộc sống vợ chồng thú vị hơn.

Nhưng nhiều người lại khá lo lắng về việc chẳng may không thực hiện được "mục đích chính". Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu biết cách giữ gìn sau khi phẫu thuật thì việc "vận hành" sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Một phụ nữ cho biết, chị đã làm phẫu thuật "thu hẹp cô bé" với mục đích làm mới chuyện phòng the. Sau phẫu thuật được một tuần, chị lại lo lắng không biết bao lâu thì có thể "quan hệ". Nếu quan hệ thì tư thế nào là an toàn? chế độ dinh dưỡng và chăm sóc "cô bé" có gì đặc biệt so với bình thường?
Ths.Bs Cao Ngọc Duy - Phó trưởng Khoa Hàm mặt Thẩm mỹ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang Hà Nội cho biết, thu hẹp cô bé là một phẫu thuật vùng tầng sinh môn, âm đạo, giúp làm gọn, nhỏ và săn chắc vùng âm đạo. Với các chị em đã qua sinh nở, vùng "cô bé" bị rộng, mất cảm giác khi "yêu". Với phẫu thuật này việc vệ sinh tại chỗ và uống thuốc không thôi chưa đủ. Cần phải có chế độ sinh hoạt hợp lý, nên nghỉ ngơi trong tuần đầu, tránh ngồi tì đè vào vùng tầng sinh môn, tránh ngồi xe máy xe đạp.
Tuy nhiên, theo các bác sỹ, không phải ai cũng có thể làm phẫu thuật. Chị em chỉ nên làm phẫu thuật thu nhỏ âm đạo khi ống âm đạo rộng do sinh nở nhiều lần, liên tiếp; ống âm đạo rộng bẩm sinh ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng; sai lệch cấu trúc do phục hồi sau chửa đẻ, phẫu thuật vùng tầng sinh môn, sa tử cung; tổn thương âm đạo do chấn thương, tai nạn... Ngược lại các trường hợp không nên phẫu thuật thu nhỏ âm đạo là phụ nữ mang thai; đang trong kỳ kinh nguyệt; bị nhiễm khuẩn, nấm bộ phận sinh dục; mắc các bệnh mạn tính: lao, đái tháo đường, bệnh tim mạch...; bất thường về tâm lý.
Bác sĩ khuyến cáo, nên kiêng trong hai tháng đầu mới sinh hoạt tình dục để cho tổ chức vùng âm đạo tầng sinh môn lành hẳn, tránh đau rát và bục vết mổ khi quan hệ sớm
Sau phẫu thuật cần chú ý giữ vệ sinh tuyệt đối vùng cắt, khâu, đề phòng nhiễm khuẩn; cần rửa sạch vết khâu bằng nước muối sinh lý, betadin sinh dục mỗi ngày; uống thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề theo đúng hướng dẫn của bác sĩ; cắt chỉ sau phẫu thuật 7 ngày; Tránh hoạt động mạnh trong 1-2 tuần đầu…
Sau phẫu thuật âm đạo được thu hẹp gần như khi còn trẻ, nhưng vẫn có thể giãn, nở tốt trong quan hệ. Trong thực tế, phần lớn những trường hợp phẫu thuật thu nhỏ âm đạo thực hiện đúng nguyên tắc sẽ suôn sẻ mà không gặp phải vấn đề gì, diễn biến sau phẫu thuật đơn giản và bệnh nhân rất hài lòng với kết quả. Tuy vậy, cũng như tất cả các phẫu thuật, phẫu thuật thu nhỏ âm đạo cũng có thể gặp một số biến chứng liên quan đến gây mê và các biến chứng liên quan đến phẫu thuật như: chảy máu, nhiễm trùng… Tuy nhiên các biến chứng này rất hiếm gặp.
Theo bác sỹ Cao Ngọc Duy, nên kiêng trong hai tháng đầu mới sinh hoạt tình dục để cho tổ chức vùng âm đạo tầng sinh môn lành hẳn, tránh đau rát và bục vết mổ khi quan hệ sớm. Nếu quan hệ sớm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc phẫu thuật, sẽ không được nhỏ gọn săn chắc như mong muốn. Và khi lành rồi thì chị em sẽ thoải mái hơn khi "yêu" không bị lo sợ, ám ảnh.
Đừng vội bày tỏ cảm xúc với bạn đời quá sớm, âm đạo và cơ thể của bạn cần thời gian để hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật. Ngoài ra, nếu bạn quan hệ trước thời gian khuyến nghị, bạn sẽ có nguy cơ cao làm rách các lớp cơ và mô của âm đạo trước khi nó được lành lặn hoàn toàn. Bên cạnh đó, bạn và đối phương cần thời gian để làm quen với cảm giác mới từ âm đạo đã được phục hình. Nếu cần thiết, bạn nên nói với bạn đời tìm tư thế phù hợp giúp bạn thấy thoải mái và dễ chịu nhất. Tuy vậy, bạn cần phải hiểu rõ tình trạng của âm đạo sau khi thực hiện phẫu thuật và thời gian bao lâu để quan hệ trở lại. Nếu đã đến thời điểm cho phép nhưng việc quan hệ vẫn làm cho bạn khó chịu, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn.

Thực hư "chuyện ấy" giảm cảm xúc khi trời lạnh

Nhiều nghiên cứu và đánh giá, giới y khoa đã đưa ra nhận định: trong thời tiết ấm áp, có ánh nắng, ham muốn tình dục thường tăng cao hơn; ngược lại, trong tiết trời lạnh giá, nhiều sương, ít nắng, nhu cầu tình dục sẽ giảm.

Vào mùa đông, có nhiều cặp đôi thường ngại yêu khi trời lạnh nên hạn chế làm “chuyện ấy”. Kết quả là đang từ 1-2 lần/tuần, đột nhiên thành 1 tháng/lần, thời gian “yêu” cũng rút ngắn đi. Các chuyên gia đều cho rằng bất kỳ vật tiếp xúc nào có nhiệt độ trên 27 độ C cũng có thể khiến người ta đổ mồ hôi làm ẩm và ảnh hưởng đến tâm trạng quan hệ tình dục. Ngược lại, khi nhiệt độ lạnh ở khoảng 8 độ C hoặc thấp hơn nữa, cơ thể cảm thấy quá lạnh và mất hết hứng thú "yêu". Vì thế, sau một mùa đông dài lạnh giá, “khát khao” tình dục của chị em cũng trỗi dậy mạnh mẽ vào mùa xuân.
Thuc hu
Ảnh minh họa. Nguồn Internet 
Bởi lẽ, mùa xuân là thời điểm cơ thể chị em tiết ra Estrogen nhiều hơn các mùa khác trong năm. Nhiệt độ thấp khiến việc cương cứng ở nam giới cũng gặp khó khăn hơn do máu được dồn đến chậm hơn (vì máu đổ về các cơ quan khác để giữ ấm cơ thể). Khi quá lạnh, cơ chế sinh tinh của người đàn ông cũng bị ảnh hưởng và chất lượng cũng như số lượng tinh binh bị giảm đi. Thậm chí, hormone testosterone cũng không sản sinh ra nhiều nên ham muốn tình dục cũng giảm đi.

4 cặp vợ chồng cùng lao đao vì cô bạn học đầy quyến rũ của chồng tôi

Ấy vậy mà còn thêm 4 anh bạn khác cũng như si như mê cô gái ấy nữa chứ!

Chồng tôi có một cô bạn học cùng hồi đại học rất sexy, cô ấy là mẹ đơn thân, có một con gái nhỏ khoảng 3-4 tuổi, đang làm quản lý của một nhà hàng lẩu nướng.

Làm đều đặn “chuyện ấy” lúc thanh xuân, quý bà hưởng lợi bất ngờ

Nghiên cứu mới từ University College London cho thấy việc duy trì "chuyện ấy" đều đặn vào tuổi thanh niên, trung niên giúp ngăn ngừa rắc rối mà hầu hết phụ nữ lo sợ.

Công trình đứng đầu bởi nhà nghiên cứu Megan Arnot từ University College London (UCL, thuộc Đại học London, Anh) phát hiện ra rằng cơ thể một phụ nữ sẽ có những thay đổi khó tin nếu như không duy trì "chuyện ấy" thường xuyên.
Lam deu dan “chuyen ay” luc thanh xuan, quy ba huong loi bat ngo
"Chuyện ấy" cần được duy trì thường xuyên để bảo đảm các cơ chế sinh học ở phụ nữ được vận hành đúng cách - ảnh minh họa từ internet. 
Cụ thể, cơ thể sẽ xảy ra sự "đánh đổi sinh học" khiến người phụ nữ đó tăng mạnh nguy cơ mãn kinh sớm. Cơ thể tự hiểu rằng không có quan hệ tình dục là sẽ không có cơ hội mang thai, vì vậy việc đầu tư năng lượng vào việc rụng trứng là vô nghĩa. Từ đó, sẽ có sự "đánh đổi sinh học" xảy ra: ngưng đầu tư vào việc rụng trứng để tập trung năng lượng vào các hoạt động sống khác.
Nếu một phụ nữ trung niên có "chuyện ấy" hàng tuần, họ có nguy cơ mãn kinh thấp hơn tới 28% trong vòng 1 thập kỷ tới. Nếu làm chuyện ấy mỗi tháng, nguy cơ giảm 19%.
Theo định nghĩa của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), mãn kinh sớm là khi hiện tượng mãn kinh xảy ra trước tuổi 45. Một số nước khác thì cho rằng mãn kinh sớm là trước tuổi 40. Hiện tuổi mãn kinh trung bình ở quốc gia này là khoảng 51.
Mãn kinh sớm thường dẫn đến một số vấn đề sức khỏe cho phụ nữ, không chỉ là rắc rối trong "chuyện ấy" mà còn tăng nguy cơ loãng xương, lão hóa sớm về nhiều mặt do thiếu hụt nội tiết. Ngoài ra trong bối cảnh tuổi kết hôn ngày càng muộn, mãn kinh quá sớm có thể khiến nhiều phụ nữ mất đi cơ hội làm mẹ.