Xem trực thăng “không giống ai” Ka-26 Nga hoạt động

(Kiến Thức) - Sở hữu hệ thống động lực khác lạ nhưng trực thăng Ka-26 vẫn được dùng rộng rãi tới ngày nay, không giống như số phận các sản phẩm kì dị thường thất bại.

Mời độc giả xem clip:
Kamov Ka-26 là trực thăng đa dụng hạng nhẹ do Cục thiết kế Kamov nghiên cứu, thiết kế, sản xuất từ đầu những năm 1960, thực hiện lần bay đầu tiên tháng 8/1965, chính thức được giới thiệu phục vụ năm 1969, sản xuất hàng loạt từ năm 1969-1985 với số lượng 816 chiếc.
Cũng giống như thiết kế truyền thống trực thăng Kamov, Ka-26 sở hữu cánh quạt đồng trực đem lại sự nhỏ gọn về kích thước, sự ổn định tuyệt vời nhờ lược bỏ cánh quạt đuôi triệt tiêu mô men xoay.
Tuy nhiên, Ka-26 lại sở hữu điểm “kỳ dị” ở phần động lực, khác hoàn toàn so với trực thăng truyền thống, thậm chí là so với “anh em Kamov”. Theo đó, trực thăng truyền thống bố trí động cơ ở ngay dưới cơ cấu cánh quạt nhưng với Ka-26 nằm tách biệt so với cơ cấu cánh.
Xem truc thang “khong giong ai” Ka-26 Nga hoat dong
 Trực thăng Ka-26 với bố trí động cơ phi truyền thống.
Kiểu động cơ được dùng trên Ka-26 cũng khác biệt nhiều so với trực thăng truyền thống, thay vì dùng động cơ kiểu tuốc bin trục thì Ka-26 lại dùng động cơ pít tông hướng tâm. Nó được trang bị 2 động cơ pít tông hướng tâm Vedeneyev M-14V-26 có công suất 325 mã lực/chiếc. Động cơ pít tông hướng tâm được đánh giá là phản ứng nhanh, dễ điều khiển hơn động cơ tuốc bin trục hiện đại.
Tuy nhiên, loại động cơ này cũng có không ít nhược điểm, không có một loại máy bay trực thăng nào trên thế giới chạy liên tục 95% công suất động cơ cho hầu hết các chế độ bay của nó. Điều này khiến phi công không nhiều năng lượng dự trữ cho trường hợp khẩn cấp. Việc chạy quá tải liên tục khiến trục liên kết 2 động cơ dễ bị vỡ và yêu cầu phải kiểm tra thường xuyên.
Xem truc thang “khong giong ai” Ka-26 Nga hoat dong-Hinh-2
 Ka-26 hiện chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ka-26 có thể đạt tốc độ tối đa 170km/h, tầm hoạt động 400km, thời gian bay liên tục 3 giờ 42 phút, trần bay 3.000m.
Trực thăng Ka-26 có kích thước “mi nhon” với chiều dài 7,75m, cao 4,05m, đường kính cánh quạt 13m, trọng lượng rỗng 1,95 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 3,25 tấn.

Quân đội Triều Tiên xây dựng trận địa pháo gần đảo Yeonpyeong?

(Kiến Thức) - Quan chức Hàn Quốc tin rằng, Quân đội Triều Tiên đang xây dựng trận địa pháo trên một hòn đảo không người gần đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.

Tờ Dong-a Ilbo của Hàn Quốc ngày 23/4 dẫn nguồn tin từ phía quân đội Hàn Quốc xác nhận, Quân đội Triều Tiên đang xây dựng căn cứ quân sự trên đảo không người phía trước đảo Yeonpyeong. Phía Hàn Quốc cho rằng, rất có thể Triều Tiên đang xây dựng trận địa pháo ven bờ hoặc pháo tầm xa, cũng có thể là trạm quan trắc phía Nam.
Cũng theo nguồn tin, gần đây Triều Tiên đã huy động binh lực và trang bị tiến hành xây dựng công trình trên đảo Gal nằm trong đường ranh giới phía bắc (NLL) 2,5 km về phía Bắc. Đảo Gal cách đảo Yeonpyeong khoảng 4,5km.

Tàu khu trục Vishakhapatnam của Ấn Độ đáng sợ cỡ nào?

(Kiến Thức) - Tàu khu trục Vishakhapatnam tàng hình cao, trang bị vũ khí "khủng" cùng nhiều tính năng tối tân khác vừa được Ấn Độ hạ thủy hôm 20/4 tại Mumbai. 

Đây là chiếc tàu đầu tiên trong số 4 chiếc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường được đóng theo dự án Project 15B dành cho Hải quân Ấn Độ (IN) do Nhà máy Mazagon Dockyard thực hiện.
Các quan chức IN cho biết, khu trục hạm Vishakhapatnam sẽ được chính thức nhận nhiệm vụ vào tháng 7/2018. Trong khi 3 chiếc còn lại sẽ được chuyển cho hải quân hoàn tất vào năm 2024. Tất cả việc thực hiện hợp đồng đóng tàu lần này có tổng giá trị ước tính lên tới 4,89 tỷ USD.

Nhật Bản sửa chữa tiêm kích F-2B bị sóng thần phá hủy

(Kiến Thức) - Chiếc tiêm kích F-2B đầu tiên của Phòng vệ Trên không Nhật Bản bị hư hại do thảm họa động đất sóng thần năm 2011 đã hoàn tất quá trình sửa chữa.

Theo tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly đưa tin, lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) đã hoàn tất quá trình sửa chữa chiếc tiêm kích đa năng F-2B đầu tiên trong tổng số 13 chiếc F-2 của JASDF bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng từ thảm họa động đất sóng thần vào tháng 3/2011.
Vào hôm 21/4, một buổi lễ đánh dấu việc hoàn tất sửa chữa chiếc F-2B đầu tiên đã được JASDF tổ chức tại nhà máy MHI Komaki South, với sự tham gia của các đại diện từ Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) và Tập đoàn Lockheed Martin vốn là liên doanh hợp tác sản xuất máy bay tiêm kích F-2 tại Nhật Bản.