-
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Quân đội Pháp huy động khoảng 20.000 lính, phần lớn trong số đó là các đơn vị tinh nhuệ nhất của Lực lượng lính Lê Dương với âm mưu đập tan các đơn vị bộ đội chủ lực của ta. Tuy nhiên điều khá bất ngờ là trong số này có không ít lính là cựu binh phát xít Đức hay binh lính của quân đội Nhật Hoàng từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: TL.
-
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhiều binh lính của Đức quốc xã đặc biệt là binh lính thuộc các lực lượng SS - lực lượng bị kết án tội phạm chiến tranh trong cuộc chiến nếu thoát cảnh tù tội sẽ đều bị tước mọi quyền lợi như của một cựu binh. Nguồn ảnh: TL.
-
Điều này khiến cho cuộc sống hậu chiến của các binh lính này cũng như gia đình họ trở nên hết sức khó khăn vì kỹ năng duy nhất họ có là chiến đấu, quân đội Đức khi này vẫn chưa được thành lập lại và quan trọng nhất là họ dường như bị gạt ra bên lề của xã hội do mang án "diệt chủng" trên đầu. Nguồn ảnh: TL.
-
Lối thoát cho những người lính này chính là lực lượng đánh thuê Lê Dương của Pháp với chiếc mũ Kê-pi nổi tiếng suốt nhiều thế kỷ qua. Về mặt lý thuyết thì lực lượng Lê Dương sẵn sàng tuyển mộ bất cứ người tình nguyện nào trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: TL.
-
Các tiêu chuẩn để trở thành lính Lê Dương bao gồm không phải người có quốc tịch Pháp và không mang quốc tịch các nước thuộc địa của Pháp kèm theo đó là sức khoẻ tốt. Mọi án tích hay lý lịch của người tình nguyện đều được bỏ qua, Lê Dương là một khởi đầu mới và không ai quan tâm tới quá khứ của người tình nguyện. Nguồn ảnh: TL.
-
Nghiễm nhiên, với kinh nghiệm chiến đấu thực tế và hoàn cảnh đang bị xã hội ruồng bỏ, nhiều cựu binh Đức quốc xã lựa chọn Lê Dương như một cứu cánh cho cuộc đời mình. Gia nhập Lê Dương, họ sẽ được chọn một cái tên mới, một lý lịch sạch sẽ hoàn toàn và khoản thù lao khá hậu hĩnh so với các công việc chân tay tẻ nhạt khác. Nguồn ảnh: TL.
-
Và rồi không ít người trong số đó xuất hiện ở Điện Biên Phủ - một trong những trận chiến lớn nhất mà lực lượng Lê Dương từng tham gia. Những người cựu binh Đức quốc xã một cách tình cờ đã có mặt ở lòng chảo Mường Thanh, nơi mà phần lớn trong số họ trước đó đều không biết ở đâu trên bản đồ thế giới. Nguồn ảnh: TL.
-
Trong cuốn sách "The Useful Enemy" (tạm dịch là "Kẻ thù Có ích"), tác giả Pierre Thoumelin - một sĩ quan cao cấp của Lê Dương từng tham chiến ở Đông Dương cho biết lực lượng cựu binh SS của Đức từng có hai đợt gia nhập Lê Dương, một là vào năm 1945 ngay khi họ đang bị bắt giữ làm tù binh và đợt tiếp theo là vào đầu những năm 50. Nguồn ảnh: TL.
-
Những cựu lính SS này có kỹ năng chiến đấu tuyệt vời và không ít trong số đó có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Pháp. Đỉnh điểm nhất vao chiến dịch Điện Biên Phủ, binh đoàn Lê Dương của Pháp ở Đông Dương có từ 8% tới 10% lính cựu binh SS phục vụ - con số này vào khoảng từ hơn 1000 tới 2000 người. Nguồn ảnh: TL.
-
Trong một chương trình truyền hình Pháp mang tên In Foreign Service được phát sóng trên kênh Arte năm 2005, các tài liệu được đưa ra cho biết có ít nhất vài trăm cho tới tối đa 1200 lính Đức chiến đấu ở Điện Biên Phủ đã... đổi phe, quay sang tham chiến cho Việt Minh. Nguồn ảnh: TL.
-
Bộ phim tài liệu này cũng có phỏng vấn một cựu binh Lê Dương là người Đức từng tham chiến ở Điện Biên Phủ, ông cho biết ngay khi bị Việt Minh bắt làm tù binh, những người lính Việt Minh đã dắt ông đi gặp chỉ huy trưởng của toán Việt Minh trong khu vực đó. Một điều rất bất ngờ là trong hầm chỉ huy khi đó có rất nhiều người Đức - đều là cựu binh Lê Dương đổi phe chuyển sang làm cố vấn cho Việt Minh. Nguồn ảnh: TL.
-
Thậm chí, Việt Minh khi đó còn gọi những người lính này là "Chiến sĩ Việt Nam mới" - một danh từ để chỉ những người lính Lê Dương đào ngũ chuyển sang chiến đấu trong hàng ngũ của Việt Minh, theo thống kê bao gồm nhiều quốc tịch như Đức, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Đan Mạch,... Nguồn ảnh: TL.
-
Mời độc giả xem Video: Lính Lê Dương tham chiến ở Điện Biên Phủ.