|
Theo ước tính, khoảng 3.500 con rồng komodo sống trong tự nhiên. Số lượng loài này ngày càng suy giảm, đang có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống bị phá hủy và vấn nạn săn bắt bất hợp pháp. |
|
Khi trưởng thành, mỗi cá thể rồng komodo dài hơn 3m và nặng khoảng 80 kg. Chúng khá phàm ăn khi giết và ăn thịt hầu hết mọi con mồi từ chim nhỏ tới trâu nước, thậm chí cả đồng loại. |
|
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học King, London, Anh nhận được sự quan tâm lớn của công chúng khi họ phát hiện "vũ khí" giúp rồng komodo săn mồi hiệu quả. |
|
Cụ thể, thông qua ảnh chụp tiên tiến, kỹ thuật phân tích hóa học và cơ học, nhóm nghiên cứu phân tích mẫu răng thu thập từ nhiều mẫu vật rồng komodo cũng như các loài bò sát còn sống và đã tuyệt chủng khác, bao gồm kỳ đà, cá sấu và khủng long. |
|
Qua đó, nhóm nghiên cứu phát hiện răng của rồng komodo có phủ một lớp sắt. Aaron LeBlanc, giảng viên sinh học nha khoa ở Đại học King, trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay, đặc điểm này cũng tồn tại ở răng của nhiều loài bò sát khác. |
|
Nhóm chuyên gia phát hiện hàm răng của rồng komodo phủ một lớp sắt giúp rìa răng sắc như dao cạo. Đây là lần đầu tiên các chuyên gia ghi nhận lớp phủ sắt ở răng của động vật. |
|
Nhóm nghiên cứu mô tả phát hiện mới là "một cách thích nghi ấn tượng trước đây không được chú ý ở rồng komodo". Phần đỉnh và rìa răng của rồng komodo phủ một lớp sắc tố màu cam. |
|
Men răng chứa sắt nồng độ cao khiến răng siêu cứng và chống mài mòn tốt. Nhờ vậy, rồng komodo có thể dễ dàng cắn xé ăn thịt con mồi. |
Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.