|
Một đoạn video do một người đàn ông có tên là Alibulat Rasulov quay ở Nga cho thấy 5 con chuột bị quấn chặt đuôi vào nhau trên cánh đồng dưa hấu ngập nước ở Stavropol. |
|
Những con chuột bị ướt sũng nước, bò loạn theo những hướng khác nhau nhưng đuôi của chúng bị quấn chặt vào nhau nên không thể di chuyển xa được. |
|
Việc những con chuột đuôi bị quấn chặt vào nhau là một hiện tượng được gọi là "vua chuột" hiếm gặp. "Vua chuột" là tên một hiện tượng kỳ lạ và hiếm gặp của một đàn chuột. |
|
Hiện tượng này xảy ra khi một số lượng lớn chuột bằng cách nào đó bị dính đuôi vào nhau, có thể nhờ máu, đất cát, hay thậm chí là phân và nước tiểu.
|
|
Cụm từ "vua chuột" có nguồn gốc từ tiếng Đức - "Rattenkonig". Từ này mang nghĩa khá xúc phạm, ám chỉ những người chỉ sống dựa vào người khác.
|
|
Và Đức cũng là nơi từng ghi nhận những "vua chuột" với số lượng không nhỏ xuất hiện. Suốt chiều dài lịch sử, hiện tượng "vua chuột" đã luôn được xem là điềm xấu đối với xã hội loài người, là thứ đem lại nỗi sợ hãi tột cùng.
|
|
Các "vua chuột" khi phát hiện đều bị giết ngay tức thì, hoặc được các thầy tu đem về làm lễ tẩy rửa. "Vua chuột" bị cho là điềm báo cho một tai ướng khủng khiếp nào đó sắp xảy ra như nạn đói hoặc dịch bệnh.
|
|
Nhưng ngay cả khi bỏ qua vấn đề mê tín và chỉ xét đến mặt khoa học, "vua chuột" vẫn là một dấu hiệu không hề tốt.
|
|
Như đã biết, chuột là vật trung gian cho những dịch bệnh vô cùng đáng sợ như dịch hạch - thứ gây ra cái chết của hàng triệu người trong quá khứ. Như Đại dịch Cái chết đen từng giết tới 1/2 châu Âu vào thế kỷ 14 được cho là do chuột lây lan.
|
|
Năm 1564, "vua chuột" đầu tiên được tìm thấy, bao gồm 25 con chuột nâu. Nhưng những lần kế sau đó, các vua chuột xuất hiện hầu hết là chuột đen - hay chuột cống. Trong đó "vua chuột" gần nhất xuất hiện vào năm 1986 tại Vendee, Pháp.
|
|
Ngày nay, vẫn còn một số vua chuột được trưng bày tại các bảo tàng trên thế giới. Như tại Bảo tàng khoa học Mauritanium (Altenburg, Đức) có tiêu bản vua chuột lớn nhất thế giới, gồm 32 con chuột đen dính lại với nhau.
|
|
Có một điểm thú vị, đó là hiện tượng "dính đuôi" có thể xảy ra với loài chuột nhỏ hơn là chuột nhắt, hoặc thậm chí là loài cùng họ là sóc, dù hiếm gặp hơn. |