|
Theo đó, công trình cổ xưa này được xây dựng, sửa chữa và cải tạo trong 9 triều đại. |
|
Theo số liệu của một cuộc khảo sát, Vạn Lý Trường Thành có chiều dài 21.196 km và chiều cao trung bình của bức tường là khoảng 7m. Trải qua hơn 2.000 năm, công trình kỳ vĩ này vẫn đứng sừng sững giữa đất trời. |
|
Trong những năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vì sao Vạn Lý Trường Thành đứng vững suốt nhiều thế kỷ mà không bị sụp đổ. |
|
Một số nhà nghiên cứu lịch sử cho hay, một trong những nguyên nhân giúp Vạn Lý Trường Thành trường tồn với thời gian là gạch. Trong đó, Tần Thủy Hoàng cho xây dựng một phần Vạn Lý Trường Thành. Để công trình này kiên cố, ông hoàng này có yêu cầu khắt khe đối với chất lượng gạch. |
|
Từ quan viên giám sát cho tới những người thợ làm ra các viên gạch đều phải chịu trách nhiệm với những viên gạch làm ra để đảm bảo đạt yêu cầu. Họ kiểm tra nhiều lần một cách cẩn thận từng viên gạch trước khi đem tới địa điểm thi công. |
|
Nếu các viên gạch có vấn đề gì thì những người liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm, nhẹ thì bị đánh, nặng có thể mất mạng và liên lụy đến gia đình. |
|
Theo các nhà khoa học, trong quá trình xây dựng, người xưa đã sử dụng đất nện bao gồm hỗn hợp vật chất hữu cơ như đất và sỏi nén chặt với nhau để xây bức tường đồ sộ. |
|
Mặc dù những vật liệu này có thể dễ bị xói mòn hơn các vật liệu khác như đá rắn nhưng chúng thường góp phần thúc đẩy sự phát triển của vỏ sinh học. Loại "vữa" sống này bao gồm vi khuẩn lam (tổ chức vi sinh vật có thể quang hợp), rêu và địa y giúp gia cố Vạn Lý Trường Thành, đặc biệt là những đoạn tường thành nằm ở khu vực khô cằn và bán khô cằn. |
|
Ngoài ra, người xưa còn tạo ra loại vữa làm từ bột gạp nếp để làm tạo thành chất kết dính ưu việt giữa các viên gạch giúp Vạn Lý Trường Thành kiên cố.
|
Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho chứa “bom sấm sét” thời Minh ở Vạn Lý Trường Thành.