|
Dưới thời phong kiến, chặt đầu là hình phạt nặng dành cho những phạm nhân mắc tội lớn. Theo đó, đao phủ sẽ dùng thanh đao lớn để hành quyết tử tù. |
|
Dù làm việc cho triều đình nhưng địa vị nghề nghiệp của đao phủ trong xã hội cực kỳ thấp. Mức lương mà họ được hưởng cũng không cao. |
|
Đối với nhiều người dân Trung Quốc thời phong kiến, công việc tước đoạt mạng sống của đao phủ là nghề cực kỳ xui xẻo. |
|
Với quan niệm này, người xưa tin rằng đao phủ sẽ có cuộc sống không hạnh phúc, thậm chí có thể gặp nhiều bi kịch. |
|
Thêm nữa, do tính chất công việc là tước đi mạng sống của người khác nên đao phủ được xem là những kẻ hung hãn, độc ác. Người thân, hàng xóm không dám qua lại nhiều với đao phủ. Thậm chí, nhiều người không muốn có bất cứ liên hệ nào với đao phủ. |
|
Thậm chí, đao phủ khó có thể tìm được bạn đời để có một gia đình đầm ấm như bao người. Theo đó, họ thường sống ở nơi tách biệt với cộng động và không có nhiều mối quan hệ với những người xung quanh. |
|
Đặc biệt, hiếm có phụ nữ nào muốn gả làm vợ của một đao phủ. Nguyên do là bởi họ không muốn có một người chồng làm nghề tước đi mạng sống của tử tù. |
|
Nếu gả cho đao phủ thì người vợ sẽ phải chịu đựng những điều tiếng, dị nghị của hàng xóm, gia đình, bạn bè về công việc giết chóc của chồng. |
|
Khi ấy, phụ nữ gả cho đao phủ sẽ khó có thể có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Thêm nữa, họ cũng lo sợ nếu một ngày không may chọc giận chồng thì có thể sẽ bị chồng giết hại không thương tiếc. |
|
Xuất phát từ những điều này, những người lựa chọn làm đao phủ thường chuẩn bị sẵn tinh thần là không thể cưới được vợ và có con như bao người. |
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.