|
Nghê đá chầu trước Đại Hồng Môn ở lăng Minh Mạng, Huế. Nghê là một linh vật độc đáo trong văn hóa của người Việt. Đó là sự kết hợp giữa sử tử và chó cộng thêm sự sáng tạo của nghệ nhân. |
|
Con nghê bằng đồng trong cặp nghê ở hai bên Bái Đình của lăng Thiệu Trị, Huế. Hình tượng nghê trên cổ vật Việt thường có dáng thanh, mình thon nhỏ, trên mình mang những cuộn lông xoắn, đuôi xòe như ngọn lửa. |
|
Cặp nghê trước cổng vào phủ Tuy Lý Vương, Huế. Theo quan niệm dân gian, con nghê là một linh vật có phẩm chất dũng mãnh, thiên biến vạn hóa, tượng trưng cho trí tuệ, có sức mạnh như chúa tể muôn loài. |
|
Cặp tượng nghê đồng thế kỷ 17-18, Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Hình tượng nghê được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất cung điện, đình, chùa, miếu... |
|
Cặp nghê chầu làm bằng gỗ sơn thếp vàng thời Nguyễn, thế kỷ 19-20, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Nghê thường được đặt theo cặp với ý nghĩa linh vật canh giữ những chốn thiêng liêng. |
|
Mảnh đầu tượng nghê đồng thế kỷ 17-18, Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Bằng nghệ thuật tạo hình và kỹ thuật chạm khắc tinh tế, các nghệ nhân Việt xưa đã thể hiện hình tượng nghê trên nhiều chất liệu như đá, gốm, gỗ, kim loại... |
|
Tượng nghê chầu bằng gỗ sơn thiếp, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Ngược dòng lịch sử, nghê nguyên là sư tử, một linh vật Phật giáo được truyền vào Việt Nam theo sự du nhập của Phật giáo và cải biến phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. |
|
Tượng nghê trên Bảo vật quốc gia - ấn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo" bằng vàng, thời Lê Trung Hưng, 1709, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Từ thời Trần (thế kỷ 13 – 14), hình tượng nghê/sư tử đã xuất hiện phổ biến ở nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. |
|
Tượng nghê bằng đất nung thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Về đặc điểm tạo hình cơ bản có hai loại nghê: Một là hình sư tử và hai là kết hợp đặc điểm sư tử – chó. Trong đó, nghê hình sư tử xuất hiện ở mọi thời đại, còn nghê sư tử - chó chỉ có từ thời Lê sơ (thế kỷ 15). |
|
Tượng nghê bằng sành, thế kỷ 18-19, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Nghê dạng sư tử - chó được coi là một linh vật đặc trưng chỉ có ở Việt Nam, không xuất hiện ở các nền văn hóa Phật giáo gần gũi như Trung Hoa, Nhật Bản. |
|
Tượng nghê chầu dùng làm đồ thờ cúng (trái) và bình rót có quai hình nghê dùng để đựng nước, rượu cúng (phải) thời Mạc, thế kỷ 16, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Trong nhiều thế kỷ, con nghê đã trở thành một hình tượng rất thân quen của người Việt. |
|
Tượng nghê trên ấn làm bằng bạc thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Những năm gần đây, khi tượng sư tử kiểu phương Bắc xuất hiện tại một số địa điểm tâm linh, đã có luồng ý kiến kêu gọi người Việt tìm về với hình tượng nghê "thuần Việt"... |
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.