Vì sao cố đô Huế từng được gọi là đất Thần Kinh?
Đất Thần Kinh là biệt danh gắn liền vùng đất cố đô Huế. Tại sao nơi đây lại có biệt danh lạ lùng này?
Theo Hà Sơn/Zing
-
Biệt danh đất Thần Kinh của Huế bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Thần Kinh ở đây là từ ghép có nguồn gốc từ 2 từ “Kinh đô” và “Thần bí”. Theo nghĩa này, đất Thần Kinh có nghĩa là “Kinh đô thần bí”. Vùng đất Huế bắt đầu trở thành “kinh đô” của các chúa Nguyễn ngay từ thế kỷ 16, gắn liền các câu chuyện thần bí. Từ đó, kinh đô Huế còn được gọi là vùng đất Thần Kinh.
-
Ngay khi đánh bại nhà Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn, vua Gia Long (Nguyễn Ánh) đã chọn vùng đất Phú Xuân làm nơi đóng đô. Ông cho xây dựng kinh đô Huế vào năm 1802.
-
Cố đô Huế là nơi gắn liền những sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc ta từ thế kỷ 16 đến 20. Nơi đây, năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Năm 1802, vua Gia Long lập ra triều Nguyễn. Năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam chính thức chấm dứt.
-
Cùng kinh đô Huế, chùa Thiên Mụ là một trong những công trình kiến trúc nổi bật, tạo nên nét thần bí của vùng đất cố đô. Chùa còn có tên là Linh Mụ, được xây dựng trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu, đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
-
Sông Hương, núi Ngự (núi Ngự Bình) chính là 2 biểu tượng thiên nhiên của xứ Huế, được ca dao, tục ngữ thường xuyên nhắc tới, khi nói về vùng đất này.
-
Quốc học là ngôi trường nổi tiếng ở cố đô Huế, thành lập ngày 23/10/1896, dưới thời vua Thành Thái. Quốc Học là ngôi trường trung học phổ thông lâu đời thứ ba tại Việt Nam.
-
Từng là vùng đất kinh kỳ, Huế là nơi có rất nhiều món ẩm thực đặc sản nổi tiếng. Cả 3 món trên đầu có nguồn gốc từ vùng đất cố đô này.
Theo Hà Sơn/Zing
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile