Vì sao chúa Trịnh mê đắm tuyên phi Đặng Thị Huệ? 14:10 09/09/2021 (GMT+7) Sau khi gặp Đặng Thị Huệ, Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, vị chúa Trịnh thứ 9 thời Lê trung hưng không muốn cho thê thiếp nào đến gần nữa, mà chỉ ở cùng cô gái làng Phù Đổng bên nhau ngày đêm, bỏ bê chính sự. Theo sách cũ ghi chép, Đặng Thị Huệ (không rõ năm sinh năm mất), quê làng Trà Hương, huyện Phù Đổng, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Bà là con nhà thường dân nghèo khổ. Ảnh minh họa. Tương truyền Đặng Thị Huệ mắt phượng mày ngài, thắt đáy lưng ong. Khi mới được tuyển vào cung chỉ là một nữ tì làm các việc hầu hạ khổ nhọc. Một hôm Tiệp dư Trần Thị Vịnh sai Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước nơi chúa ngồi. Không biết cô nữ tì xinh đẹp có chiêu gì, nhưng sau lần gặp mặt định mệnh ấy, chúa Trịnh Sâm vô cùng si mê. Ảnh minh họa. Sau này nhiều người cho rằng, tuy Đặng Thị Huệ xinh đẹp nhưng hậu cung nhà chúa không thiếu người sắc nước hương trời. Cô thôn nữ Phù Đổng có thể khiến chúa Trịnh mê như điếu đổ, thậm chí trở thành “nô lệ” của Đặng Thị Huệ là do người đẹp có khả năng quyến rũ hơn người. Ảnh minh họa. Theo thông lệ nhà chúa, chúa ít khi ở chung với phi tần. Mỗi tối việc hầu ngủ cho chúa sẽ do thái giám lo. Với Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm cho ăn ở cùng. Ảnh minh họa. Bữa cơm, có Đặng Thị Huệ ngồi cạnh, Trịnh Sâm ăn mới được ngon và mỗi lần chúa đi thăm các thắng cảnh hoặc chơi thuyền phải có nàng đi theo cùng một kiệu. Ảnh minh họa. Đặc biệt, theo các sử liệu, Đặng Thị Huệ có chiêu thức “làm nũng” hơn người. Nếu cung tần mỹ nữ khác nhất nhất làm theo lời chúa, cung phụng chúa, thì Đặng Thị Huệ "to gan" xây xẩm mặt mày, kêu khóc thảm thiết. Ảnh minh họa. Có lần nghịch viên ngọc mà chúa thích bà bị nhắc nhở, Đặng Thị Huệ liền vứt ngọc xuống đất, hờn dỗi bỏ về phòng riêng mà nằm. Tĩnh Đô Vương sau đó phải hết sức dỗ dành, Huệ mới chịu vui vẻ như trước. Ảnh minh họa. Vì thế chẳng bao lâu, Đặng Thị Huệ từ một nữ tì thăng lên Tư dung rồi khi sinh được con trai Trịnh Cán liền được phong làm Tuyên phi. Ảnh minh họa. Chính vì được chúa yêu chiều, Tuyên phi Đặng Thị Huệ liền mưu mô lập mưu phế truất Trịnh Khải để cướp ngôi chúa cho con trai (vốn là con thứ). Ảnh: Lê Vân trong vai Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong phim Đêm hội Long Trì. Sau khi Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán lên là Điện Đô Vương. Thế nhưng, tam phủ nổi lên, Trịnh Cán bị phế truất và mất sau đó 2 tháng. Tuyên phi bị nhốt vào ngục tối và từ đây, cuộc đời người phụ nữ quyền lực sống trong tủi nhục. Ảnh: Lê Vân trong vai Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong phim Đêm hội Long Trì. Theo lời người xưa, Thái phi (mẹ Trịnh Khải) liền sai người bắt Tuyên phi đến trước mặt mình, kể tội, rồi buộc Tuyên phi phải lạy tạ. Ảnh: Lê Vân trong vai Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong phim Đêm hội Long Trì. Tuyên phi không chịu lạy. Thái phi bèn sai hai thị nữ đứng kèm hai bên, níu tóc Tuyên phi rập đầu xuống đất. Nhưng Tuyên phi vẫn nhất định không chịu lạy, mà cũng không nói nửa lời. Thái phi giận quá, đánh đập một hồi, nhổ nước bọt vào đầu vào mặt, rồi đem giam vào nhà Hộ tăng ở vườn sau. Ảnh: Lê Vân trong vai Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong phim Đêm hội Long Trì. Tại đây, Tuyên phi bị làm tình làm tội cực kỳ khổ sở. Một bữa, Tuyên phi lấy áo che mặt, trốn ra khỏi cửa Tuyên Vũ, chạy đến bến đò phố Khách thì bị quân lính đuổi kịp bắt về. Từ đó, bà ta lại càng bị giam, sau đó được cho làm cung tần nội thị vào thờ phụng tẩm miếu. Ảnh: Lê Vân trong vai Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong phim Đêm hội Long Trì. Vào hầu hạ lăng tẩm, Tuyên Phi đêm ngày chỉ gào khóc xin chết theo tiên vương. Đến ngày giỗ “đại tường” của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi bèn uống thuốc độc mà chết. Ảnh: Lê Vân trong vai Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong phim Đêm hội Long Trì. Mời độc giả xem video: Nhân viên cây xăng ở TP. Đà Nẵng lợi dụng giấy đi đường ship vịt cho vợ bán. Nguồn: THDT. Thu Hà (TH) Du Lịch Việt Nam ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN Sử dụng lại thông tin email và họ tên từ lần bình luận gần nhất * Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu Gửi bình luận × Close Thông tin thêm Họ tên Email