Vì sao chợ Đông Hoa phải đổi tên thành Đông Ba?

Chợ Đông Ba là một trong những biểu tượng của vùng đất cố đô Huế. Ban đầu, chợ này có tên Đông Hoa, sau đó được đổi thành Đông Ba.
  • Vi sao cho Dong Hoa phai doi ten thanh Dong Ba?
    Chợ Đông Ba là một trong những biểu tượng của vùng đất cố đô Huế. Theo sách “Chín đời chúa 13 đời vua triều Nguyễn”, ban đầu, chợ này có tên Đông Hoa, đến thời Nguyễn đổi thành Đông Ba.
  • Vi sao cho Dong Hoa phai doi ten thanh Dong Ba?-Hinh-2
    Theo sách “Chín đời chúa 13 đời vua triều Nguyễn”, ban đầu, chợ Đông Ba có tên là Đông Hoa. Vì kỵ tên húy của bà Hồ Thị Hoa (vợ vua Minh Mạng), vua Gia Long ra lệnh đổi tên thành chợ Đông Ba. Dưới thời phong kiến, triều đình kiêng gọi tên húy (tên cúng cơm) của tất cả người trong hoàng tộc. Người vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng.
  • Vi sao cho Dong Hoa phai doi ten thanh Dong Ba?-Hinh-3
    Theo "Địa chí Thừa Thiên Huế", chợ Đông Ba nằm ngay cạnh chân cầu Trường Tiền, phía bờ Bắc của thành phố Huế ngày nay. Chợ Đông Ba cũng nằm dọc theo bờ sông Hương, chảy trong thành phố Huế.
  • Vi sao cho Dong Hoa phai doi ten thanh Dong Ba?-Hinh-4
    Phu Văn Lâu là một trong những biểu tượng văn hóa của triều Nguyễn, được xây dựng bên bờ sông Hương để phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó có niêm yết kết quả các kỳ thi.
  • Vi sao cho Dong Hoa phai doi ten thanh Dong Ba?-Hinh-5
    Nghênh Lương Đình được xây dựng dưới triều vua Tự Đức (1852), năm Thành Thái thứ 15 (1903) được trùng tu cẩn thận. Đến năm Khải Định thứ ba (1918), nó được tôn tạo thêm một lần nữa để vua thường xuyên đến nghỉ mát. Nghênh Lương Đình được in trên tờ 50.000 đồng.
  • Vi sao cho Dong Hoa phai doi ten thanh Dong Ba?-Hinh-6
    Theo sách "Đại Nam nhất thống chí", giếng Hàm Long ở Huế từng xuất hiện từ năm 1674, đây chính là nơi cung cấp nước sạch cho vua chúa triều Nguyễn sử dụng.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN