|
Việc dạy dỗ lễ nghi, kiến thức các lĩnh vực trong đời sống... cho các hoàng tử thuộc hoàng tộc các nước châu Âu thời xưa là công việc không hề đơn giản đối với các thầy giáo. |
|
Nguyên do là bởi hoàng tử là con trai nhà vua và có thể trở thành hoàng đế tương lai. Với thân phận tôn quý như vậy, các thầy giáo vừa phải đảm bảo việc học hành của hoàng tử có tiến bộ vừa phải biết cách dạy dỗ họ khi phạm lỗi. |
|
Thế nhưng, các thầy dạy không được phép trừng phạt làm tổn hại thể chất của các hoàng tử. Trong tình huống đó, thầy giáo sẽ có cách dạy khiến hoàng tử hiểu được lỗi sai của mình. |
|
Cụ thể, các hoàng tử thời xưa thường được sắp xếp học cùng với một đứa trẻ có cùng độ tuổi. Đó có thể là đứa trẻ xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Do có tuổi tác tương đồng nên hoàng tử và bạn học cùng nhanh chóng trở thành những người bạn thân thiết. |
|
Khi học cùng các hoàng tử, đứa trẻ học cùng sẽ trở thành kẻ chịu tội thay nếu con trai của nhà vua phạm lỗi. |
|
Trong trường hợp hoàng tử phạm những lỗi như cư xử không đúng mực, ham chơi, nghịch ngợm, không làm bài tập... thì đứa trẻ học cùng sẽ bị thầy giáo xử phạt dù họ không phạm lỗi. |
|
Thông thường, đứa trẻ học cùng hoàng tử sẽ chịu phạt bằng cách bị đánh đòn roi. Hoàng tử sẽ phải chứng kiến người bạn học chịu phạt thay cho bản thân. |
|
Việc chứng kiến người bạn thân thiết bị phạt đòn roi do lỗi lầm không phải do bản thân gây ra, hoàng tử thường hối hận, thậm chí mang cảm giác tội lỗi vì đã khiến bạn học chịu đau đớn, khổ cực. |
|
Sau nhiều lần thấy bạn học trở thành kẻ chịu tội cho mình, hoàng tử sẽ hiểu rõ hậu quả từ những lần phạm lỗi để từ đó cư cử phải phép, chăm chỉ học hành và tránh để bạn học bị phạt. |
|
Tuy nhiên, một vài hoàng tử phạm lỗi nghiêm trọng có thể khiến bạn học cùng bị trừng phạt nặng. Do đó, không phải đứa trẻ nào cũng muốn làm bạn học của hoàng tử. |
Mời độc giả xem video: Nhật Bản chọn hoàng tử Akishino là người kế vị ngai vàng. Nguồn: THDT.