Vì sao bậc thầy phong thủy Lưu Bá Ôn bị chết bi thảm?
Mặc dù rất am tường về thuật phong thủy, Lưu Bá Ôn cũng không tránh được số trời. Ông chịu một cái chết đau đớn chỉ vị bị ganh ghét.
T.B (tổng hợp)
-
Lưu Bá Ôn (1311-1375) là một trong những bậc khai quốc công thần của nhà Minh đồng thời cũng là được coi là một trong những bậc thầy phong thủy lỗi lạc nhất trong lịch sử Trung Hoa.
-
Theo sử sách, ông đậu tiến sĩ triều Nguyên Huệ Tông nhưng không ra làm quan vì bất mãn với nhà Nguyên mà đi theo Chu Nguyên Chương. Là nhân vật quan trọng bậc nhất trong số các quân sư, ông giúp Chu Nguyên Chương đánh đuổi người Mông Cổ và lên ngôi vua, lập ra nhà Minh.
-
Sau đó, Lưu Bá Ôn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong triều đình của Minh Thái Tổ với chức Ngự Sử Trung Thừa. Vào buổi đầu của nhà Minh, có một giai thoại xuất hiện và được lưu truyền rộng rãi về tài phong thủy của ông.
-
Theo đó, khi Chu Nguyên Chương dự định đóng đô ở Kim Long, Lưu Bá Ôn chọn đất ở hồ Trúc Tiền làm nền chính điện, nhưng Chu Nguyên Chương nói nơi này quá nhỏ, nên cho người nới rộng mặt bằng ra sau cho thêm lớn.
-
Lưu Bá Ôn biết việc tính đất “sai một ly đi một dặm”, không phải cứ cuộc đất nào to là tốt, nhưng biết là không thể thay đổi ý định của Chu Nguyên Chương nên chỉ nói : “Sau này nhà Minh còn phải dời đô đi nơi khác”.
-
Quả nhiên, về sau lời Lưu Cơ quả thật ứng nghiệm. Minh Thành Tổ đã phải dời đô đến Bắc Kinh trong một biến động đẫm máu của lịch sử Trung Quốc.
-
Về mặt học thuật, Lưu Bá Ôn để lại cho đời sau cuốn sách “Kham dư mạn hứng”, là tác phẩm có tiếng trong dân gian về thiên văn địa lý.
-
Mặc dù rất am tường về thuật phong thủy, Lưu Bá Ôn cũng không tránh được số trời. Ông chịu một cái chết đau đớn khi quan tể tướng đương triều là Hồ Duy Dung cho thầy thuốc hạ độc chỉ vì ganh ghét...
T.B (tổng hợp)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile