Vì một con lợn, Mỹ - Anh suýt xảy ra cuộc chiến tranh

Vào năm 1859, một nông dân Mỹ ở phía Nam đảo San Juan bắn chết con lợn đi lạc từ trang trại của Anh. Sự việc này suýt dẫn đến một cuộc chiến tranh giữa 2 nước.
Vi mot con lon, My - Anh suyt xay ra cuoc chien tranh
Mỹ - Anh từng suýt xảy ra một cuộc chiến tranh chỉ vì một con lợn. Sự việc này còn được gọi là "Chiến tranh lợn" và được các nhà nghiên cứu cho rằng bắt nguồn từ một hiệp ước ký năm 1846 giữa Anh và Mỹ. 

Vi mot con lon, My - Anh suyt xay ra cuoc chien tranh-Hinh-2
 Theo hiệp ước đó, vĩ tuyến 49 được lấy làm ranh giới giữa Mỹ và Canada. Tuy nhiên, giới chức 2 nước lại không đề cập tới vấn đề phân chia chủ quyền đối với đảo San Juan ở phía nam vĩ tuyến 49 trong hiệp ước ký năm 1846.

Vi mot con lon, My - Anh suyt xay ra cuoc chien tranh-Hinh-3
Theo đó, đảo San Juan nằm trên vùng biển giữa Canada - một thuộc địa của Anh và vùng lãnh thổ Oregon của Mỹ trở thành vùng đất tranh chấp giữa 2 quốc gia khi 2 bên đều tuyên bố chủ quyền. Vậy nên, Mỹ và Anh cho công dân đến định cư trên đảo San Juan và đồng ý cùng kiểm soát đảo cho đến khi tranh chấp giữa 2 nước được giải quyết.  

Vi mot con lon, My - Anh suyt xay ra cuoc chien tranh-Hinh-4
 Vào năm 1859, nhiều người Mỹ di cư tới đảo San Juan và xây trang trại ở phía Nam của đảo. Trong khi đó, người dân Canada thuộc Anh khi ấy xây dựng khu chăn nuôi cừu ở phía Bắc. Hai bên cùng sinh sống trên đảo San Juan nhưng luôn trong tình trạng căng thẳng.

Vi mot con lon, My - Anh suyt xay ra cuoc chien tranh-Hinh-5
Sự việc lên đến đỉnh điểm vào ngày 22/6/1859. Khi ấy, nông dân người Mỹ Lyman Cutlar phát hiện một con lợn đi lạc vào trang trại trồng khoai tây của gia đình và phá hoại mùa màng. Tức giận vì rau củ bị phá hoại, ông Cutlar đã dùng súng bắn chết con lợn mà không hay biết con vật đó thuộc sở hữu của Charles Griffin - một người Canada sống ở phía bắc đảo. 

Vi mot con lon, My - Anh suyt xay ra cuoc chien tranh-Hinh-6
Sau khi biết chuyện con lợn của mình bị bắn chết, ông Griffin đòi ông Cutlar phải bồi thường. Tuy nhiên, ông Cutlar từ chối trả tiền bồi thường. Vì vậy, ông Griffin gửi đơn khiếu nại lên đơn vị lính Anh đồn trú trên đảo San Juan để giới chức trách bắt giữ và trục xuất ông Cutlar ra khỏi hòn đảo. 

Vi mot con lon, My - Anh suyt xay ra cuoc chien tranh-Hinh-7
Trong tình huống đó, ông Cutlar cũng đề nghị chính quyền Oregon giúp đỡ. Sau khi nắm bắt tình hình, Chuẩn tướng Wiliam S. Harney của Mỹ quyết định điều một đại đội 64 lính vũ trang thuộc Trung đoàn bộ binh số 9 do đại úy George E. Pickett chỉ huy, đến đảo vào ngày 27/6/1859. Đáp lại, Thống đốc Anh James Douglas điều 3 chiến hạm và một đơn vị thủy quân lục chiến do đại úy Geoffrey Hornby chỉ huy đến đảo San Juan. Sự việc ngày càng leo theo khi 2 bên tiếp tục đưa thêm quân, tàu chiến đến. 

Vi mot con lon, My - Anh suyt xay ra cuoc chien tranh-Hinh-8
Khi nhận được báo cáo về tình hình căng thẳng trên đảo San Juan, Tổng thống Mỹ James Buchanan nhận thấy tình huống đó có thể dẫn đến một cuộc chiến nổ ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, ông cử tướng Winfield Scott tới San Juan để đàm phán với phía Anh để đưa mọi chuyện trở lại bình thường. 

Vi mot con lon, My - Anh suyt xay ra cuoc chien tranh-Hinh-9
Sau cuộc đàm phán, Mỹ và Anh thống nhất rút phần lớn lực lượng khỏi đảo. Mỗi bên chỉ duy trì một lực lượng nhỏ để cùng kiểm soát San Juan trước khi vấn đề chủ quyền hòn đảo được giải quyết. Theo đó, nguy cơ chiến tranh được xóa bỏ, tình hình trên đảo trở lại bình thường vào tháng 3/1860. 

Vi mot con lon, My - Anh suyt xay ra cuoc chien tranh-Hinh-10
Đến năm 1871, Mỹ và Anh thống nhất để Hoàng đế Kaiser của Đức đứng ra làm trọng tài giải quyết tranh chấp về đảo San Juan. Sau cùng, hoàng đế Kaiser đưa ra phán quyết hòn đảo này thuộc về Mỹ. Vậy nên, phía Anh rời khỏi đảo, chấm dứt tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thập kỷ với Mỹ.  

Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.



Tâm Anh (theo Atlasobscura)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN