|
Do phạm những tội nghiêm trọng nên tử tù Trung Quốc thời phong kiến thường đối mặt với hình phạt chém đầu. Trước khi hành hình, phạm nhân thường được cho ăn bữa cơm cuối cùng hay còn gọi là "cơm đoạn đầu". |
|
Theo đó, tử tù được được cho ăn các món ngon, uống rượu, thậm chí cho gặp người thân trước khi bị đao phủ hành hình. |
|
Các nhà nghiên cứu cho rằng, tập tục cho tử tù ăn uống no say trước khi hành hình có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Sau khi Sở trang vương dẹp yên các quý tộc và đại thần làm phản, ông hoàng này đã thể hiện sự bao dung và thu phục nhân tâm bằng cách cho tử tù được ăn bữa cơm ngon trước khi bị xử trảm 1 ngày. |
|
Về sau, tập tục cho tử tù ăn uống no say trước khi hành hình được áp dụng rộng rãi trong nhiều triều đại tiếp theo. |
|
Một giai thoại kể rằng, trong bữa cơm cuối cùng của tử tù nhất định phải có một miếng thịt sống. Người quá cố khi đi qua cầu Nại Hà sẽ dùng miếng thịt này "đút lót" để Mạnh Bà nuôi chó. Nhờ vậy, linh hồn người chết có thể thuận lợi tiến vào luân hồi, đàu thai chuyển kiếp. |
|
Người Trung Quốc thời phong kiến cũng tin rằng, chết khi no bụng là cái chết tôn nghiêm. Điều này sẽ giúp tử tù đầu thai vào gia đình tốt hơn ở kiếp sau. |
|
Đến thời Tống, Tống Thái Tổ đã đặt ra quy tắc mỗi tử tù trước khi chết sẽ được khẩu phần ăn đáng giá 5 quan tiền. Nhờ vậy, tử tù có được bữa cơm thịnh soạn. |
|
Thế nhưng, do vấn nạn tham nhũng của quan lại và cai tù nên số tiền này thường bị giảm đi rất nhiều nên bữa cơm cuối cùng của họ không đầy đủ như ban đầu. |
|
"Cơm đoạn đầu" của tử tù khi ấy thường chỉ còn một bát cơm trắng, một bát thịt và một bát thức ăn kèm. |
|
Mặc dù được cho ăn bữa cơm cuối cùng thịnh soạn nhưng nhiều tử tù không nuốt trôi bữa ăn này vì sợ hãi khi sắp phải đối mặt với "tử thần". (Ảnh trong bài mang tính tham khảo). |
Mời độc giả xem video: Hotgirl buôn bán ma túy bị tuyên án tử hình | THĐT1.