|
Quan Vũ (sinh ? – mất 220), tên tự Trường Sinh, sau đổi thành Vân Trường, quê ở Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, miền bắc của Trung Quốc. Là vị tướng nổi tiếng cuối thời Đông Hán và hết mực trung thành đi theo phò tá Lưu Bị. |
|
Với chiều cao khoảng 2m, mãnh tướng Quan Vũ gây chú ý với mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước và oai phong lẫm liệt khi cầm cây thanh long yểm nguyệt, cưỡi ngựa xích thố. |
|
Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, sau khi lên ngôi vào năm 219, Lưu Bị lấy hiệu là Hán Trung Vương và sắc phong 5 dũng tướng gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung thành Ngũ Hổ Thượng Tướng. |
|
Theo các sử gia, xét về danh tiếng và chiến công hiển hách, Quan Vũ được xếp ở vị trí cao nhất trong Ngũ Hổ Thượng Tướng. Dân gian coi Quan Vũ là bậc anh hùng cái thế, dũng cảm phi thường nên hình ảnh của ông xuất hiện trong nhiều thơ ca, sử sách. Đặc biệt, nhiều bức tượng tạc vị mãnh tướng này được lưu truyền đến ngày nay. |
|
Thế nhưng, một điều đáng chú ý là toàn bộ bức tượng tạc Quan Vũ đều trong tư thế nhắm mắt. Điều này khiến công chúng không khỏi tò mò vì sao người xưa lại làm như vậy. |
|
Trước câu hỏi này, một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, sở dĩ các bức tượng tạc Quan Vũ đều có đôi mắt nhắm chặt là nhằm tránh thể hiện sát khí quá nặng của ông. |
|
Điều này xuất phát từ việc khi còn sống, Quan Vũ chinh chiến nhiều nơi và không thể tránh khỏi việc giết chóc nhiều tướng sĩ của kẻ địch. Lâu dần, đôi mắt của dũng tướng này sẽ tràn đầy sát khí. Nếu tạc tượng Quan Vũ với đôi mắt như vậy thì sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh hoàn mỹ của ông trong mắt người đời. |
|
Một giả thuyết khác cho rằng, Quan Vũ là một vị tướng được người đời tôn sùng là anh hùng cái thế. Việc khắc họa đôi mắt của ông đối với các nghệ nhân là điều vô cùng khó. Bởi lẽ, họ khó có thể khắc họa được thần thái dũng mãnh, sự uy nghiêm, kiên định trong đôi mắt của Quan Vũ. |
|
Do không thể khắc họa được đôi mắt một cách hoàn hảo nhất nên các nghệ nhân thời xưa tạc tượng Quan Vũ đều trong tư thế nhắm chặt mắt. Thậm chí, một giả thuyết kỳ lạ hơn cho rằng, do Quan Vũ giết hại nhiều người trong các trận chiến cam go ác liệt nên những oan hồn này đeo bám và làm phiền. Để có được sự thanh tịnh, Quan Vũ nhắm mắt. |
|
Nhờ vậy, vị tướng này tĩnh tâm trở lại và tiếp tục các cuộc chinh chiến. Sau khi ông qua đời, các nghệ nhân tạc tượng ông với đôi mắt không mở vì sợ nếu tạc tượng trong tư thế mở mắt thì có thể gây ra một số tai ương, thảm họa. |
Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.