Tìm ra loại rong biển mới có thể cứu sống Trái Đất

Một loại chất bổ sung dựa trên rong biển có thể làm giảm lượng khí thải nhà kính lớn từ những người hay ợ hơi hay các loại động vật ăn cỏ như cừu.
Diana Zlotnikov, một nông dân nuôi cừu ở New York nhận thấy chúng thải ra lượng lớn khí mêtan từ việc ợ hơi. Nó được xem như sản phẩm phụ trong hệ thống tiêu hóa của cừu.
Mêtan là loại khí có khả năng làm nóng cao gấp 28 lần khí cacbonic. Ngành công nghiệp trồng trọt có thể tạo ra hàng tấn khí CO2 và mêtan – 2 trong những mối đe dọa lớn nhất về khí nhà kính. Chúng cùng nhau tạo nên gần 50% tổng lượng khí thải trên Trái Đất. 
Tim ra loai rong bien moi co the cuu song Trai Dat
 Một loại chất bổ sung dựa trên rong biển có thể làm giảm lượng khí thải nhà kính. Ảnh: The Verge.
Theo The Verge, 5 năm trước, Diana bắt đầu trang trại của mình với các nguyên tắc nông nghiệp tái sinh. Cô đã thực hiện nhiều phương pháp không chỉ giúp giảm lượng khí thải carbon của vật nuôi mà còn giúp loại bỏ chúng. Diana đã thiết kế trang trại của mình hoạt động như một bể chứa carbon có thể hút carbon từ khí quyển và giữ yên trong đất.
Nhưng làm thế nào để giảm lượng khí mêtan từ đàn cừu của cô là một vấn đề khó khăn hơn nhiều. Dựa trên một số nghiên cứu, Diana đã thử hỗn hợp các loại thức ăn, bao gồm tỏi, các loại đậu, cỏ linh lăng nhưng đều không có tác dụng.
Một ngày nọ, cô con gái Nicole của Diana đang là học sinh năm hai trung học, từ trường về nhà trong cơn mê nghiên cứu. Gần đây Nicole đã biết được khí mêtan góp phần vào sự nóng lên toàn cầu như thế nào và quyết tâm tìm ra cách giảm lượng khí mêtan do trang trại của họ gây ra.
Cùng với con gái mình, Diana tình cờ phát hiện ra asparagopsis taxiformis, một loại rong biển đỏ, có khả năng giảm khí nhà kính hữu hiệu. Tuy vẫn chưa có sẵn trên thị trường, một số người đang cố gắng chế tạo ra loại rong biển mới.
Nhà hóa học và doanh nhân Alexia Akbay là một trong số đó. Công ty của cô, Symbrosia đã sản xuất một loại chất bổ sung dựa trên rong biển đỏ có thể làm giảm đáng kể sản lượng khí mêtan trong gia súc.
Theo Ngọc Diệp/VnReview

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN