Tiết lộ về Bạch Hổ linh thiêng của Cố đô Huế xưa
Nằm giữa dòng sông Hương, ở phía Tây Nam của kinh thành Huế, cồn Dã Viên có một vai trò đặc biệt trong phong thủy của Cố đô Huế xưa.
Quốc Lê
-
-
Khi xây dựng Kinh thành Phú Xuân (Huế) vào đầu thế kỷ 19, lấy sông Hương làm chủ thể, vua Gia Long cùng với các nhà quy hoạch thời đó đã chọn cồn Dã Viên làm yếu tố “Bạch Hổ” cùng với cồn Hến làm “Thanh Long” cho nơi định đô.
-
Theo quan niệm phong thủy xưa, Thanh Long là con rồng màu xanh lá cây, trấn giữ hướng Đông, còn Bạch Hổ là con hổ màu trắng, trấn giữ Hướng Tây. Đây là hai linh vật trấn trạch quan trọng ở các công trình được xây dựng theo trục Bắc – Nam.
-
Ngoài yếu tố Bạch Hổ, trên cồn Dã Viên còn xảy ra một câu chuyện hấp dẫn khác liên quan đến loài hổ. Theo đó, vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), cồn này được dùng làm địa tiểm tổ chức các trận đấu giữa voi và hổ.
-
Theo sử sách ghi lại, trong trận đấu diễn ra khoảng năm 1750, và 40 con voi chiến đã quật chết 18 con hổ ở cồn Dã Viên dưới sự chứng kiến của chúa, các quan đại thần và sứ giả phương Tây. Sang thời vua Minh Mạng, hoạt động này mới chuyển về Hổ Quyền.
-
Dù đã được đề cập đến từ trước đó rất lâu, phải đến thời vua Tự Đức, cồn Dã Viên mới có tên chính thức. Chuyện bắt đầu khi vị vua có tâm hồn thơ phú dạt dào cho xây dựng một khu vườn ngự trên cồn và đặt tên là “Dữ Dã Viên”.
-
Sau khi khu vườn ngự được xây xong, vào khoảng đầu những năm 1870, vua Tự Đức đã viết bài “Dữ Dã Viên ký” để ca ngợi vẻ đẹp của khu vườn. Từ cái tên “Dữ Dã Viên” nhưng người dân Huế rút gọn thành Dã Viên.
-
Sau khi vua Tự Đức qua đời năm 1883, việc chăm sóc khu vườn sa sút khiến “Dữ Dã Viên” dần dần hoang phế. Bước sang thời thuộc địa, vào năm 1908, cầu đường sắt Bạch Hổ – Dã Viên được bắc qua cồn. Tới năm năm 1957, hệ thống tháp nước Dã Viên được xây dựng...
-
Hiện tại, cồn Dã Viên - “Bạch Hổ” của Kinh thành Huế xưa – đang được chỉnh trang diện mạo để trở thành khu văn hóa đa năng, phục vụ nhu cầu tham quan, thư giãn của người dân và du khách ở thành phố Huế.
-
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Quốc Lê
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile