Thưởng ngoạn 3 ngôi chùa kiến trúc độc đáo ở TP HCM

Tiêu biểu cho những phong cách kiến trúc tôn giáo khác nhau, ba ngôi chùa này là điểm tham quan, chiêm bái không thể bỏ qua của du khách ở TP HCM.
  • Thuong ngoan 3 ngoi chua kien truc doc dao o TP HCM
    1. Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm là công trình tôn giáo nổi tiếng bậc nhất của TP. HCM cũng như toàn miền Nam. Chùa được khởi công năm 1964, lấy cảm hứng thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang.
  • Thuong ngoan 3 ngoi chua kien truc doc dao o TP HCM-Hinh-2
    Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm, Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa xây thêm các công trình khác. Giới chuyên gia đánh giá đây là ngôi chùa tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo hiện đại Việt Nam.
  • Thuong ngoan 3 ngoi chua kien truc doc dao o TP HCM-Hinh-3
    Công trình trung tâm là Phật điện được bố cục kiểu chữ công (工). Chính giữa Phật điện là bàn thờ Phật Thích Ca. Hai bên có Bồ Tát Văn Thù (bên trái) và Bồ Tát Phổ Hiền (bên phải). Hậu cung của Phật điện gian có thờ Tổ và những vĩ nhân có công với đất nước.
  • Thuong ngoan 3 ngoi chua kien truc doc dao o TP HCM-Hinh-4
    Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quán Thế Âm, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa. Ngoài ra còn tháp Xá Lợi Cộng đồng phía sau chùa và tháp đá Vĩnh Nghiêm nằm cạnh tam quan.
  • Thuong ngoan 3 ngoi chua kien truc doc dao o TP HCM-Hinh-5
    2. Tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, chùa Bà Thiên Hậu hay hội quán Tuệ Thành là địa điểm tâm linh nổi tiếng bậc nhất vùng đất Chợ Lớn xưa. Công trình do nhóm người Hoa gốc Quảng Đông di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760.
  • Thuong ngoan 3 ngoi chua kien truc doc dao o TP HCM-Hinh-6
    Hội quán được xây theo kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa với 4 dãy nhà liên kết nhau, giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng. Không gian thờ tự ở nơi đây được chia thành tiền điện, trung điện và hậu điện
  • Thuong ngoan 3 ngoi chua kien truc doc dao o TP HCM-Hinh-7
    Vị thần được thờ chính ở nơi đây là Thiên Hậu Thánh Mẫu, một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Hoa. Theo thống kê, hội quán có trên 400 đồ cổ gồm tượng, bia đá, chuông, lư hương, hoành phi, câu đối… Tất cả những cổ vật này đều được chế tác rất công phu, tỉ m.
  • Thuong ngoan 3 ngoi chua kien truc doc dao o TP HCM-Hinh-8
    Một nét đặc sắc trong kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu - hội quán Tuệ Thành là các phù điêu bằng gốm được trang trí dày đặc từ trên nóc, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường… Các sản phẩm này do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa ở Trung Quốc sản xuất vào năm 1908.
  • Thuong ngoan 3 ngoi chua kien truc doc dao o TP HCM-Hinh-9
    3. Tổ đình Bửu Long (TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) là ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo nguyên thủy Nam tông, được thành lập năm 1942. Đến năm 2007, chùa đầu tư xây dựng bảo tháp Xá lợi Gotama Cetiya, tòa tháp Phật giáo có quy mô lớn và lộng lẫy bậc nhất của Việt Nam.
  • Thuong ngoan 3 ngoi chua kien truc doc dao o TP HCM-Hinh-10
    Tọa lạc trên một quả đồi thấp hướng ra sông Đồng Nai, kiến trúc của tháp là sự kết hợp giữa phong cách nền văn minh Suvannabhūmi cổ xưa của vùng Đông Nam Á với một số yếu tố truyền thống Việt Nam và kỹ thuật xây dựng hiện đại.
  • Thuong ngoan 3 ngoi chua kien truc doc dao o TP HCM-Hinh-11
    Kkông gian bên trong bảo tháp thoáng đãng, giản dị và trang nghiêm. Các tầng tháp là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Thánh Tăng của Phật giáo.
  • Thuong ngoan 3 ngoi chua kien truc doc dao o TP HCM-Hinh-12
    Từ trên tầng cao của tháp có thể nhìn toàn cảnh sông Đồng Nai với cảnh quan hấp dẫn. Từ khi khánh thành, bảo tháp Gotama Cetiya đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương ở ngoại ô TP. HCM.
  • Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN