Thuốc điều trị tăng huyết áp: dùng thế nào cho hiệu quả?

Tăng huyết áp ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Để kiểm soát huyết áp, người bệnh thường phải sử dụng thuốc điều trị. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về các thuốc hạ huyết áp.

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến

Ở giai đoạn đầu của tăng huyết áp, người bệnh thường được chỉ định 1 loại thuốc duy nhất. Nếu chưa đạt mức huyết áp mục tiêu, các bác sĩ có thể sẽ phối hợp thêm loại thuốc khác. Dưới đây là những nhóm thuốc hạ huyết áp hay được sử dụng:

● Nhóm ức chế men chuyển (ACEI): tác dụng giãn mạch, giúp giảm sức cản ngoại vi và hạ huyết áp. Các thuốc thuộc nhóm này gồm: Enalapril, Captopril, Lisinopril… Một số tác dụng phụ có thể gặp phải: Tăng kali máu, ho khan…

● Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (ARB): Có khả năng hạ huyết áp tương tự thuốc ức chế men chuyển. Mặc dù không gây ho khan nhưng nhóm thuốc này có thể gây chóng mặt, tiêu chảy… Một số thuốc thuộc nhóm ARB: Telmisartan, Losartan, Valsartan…

● Nhóm chẹn kênh canxi: Gồm Amlodipin, Nifedipin, Diltiazem… hạ huyết áp bằng cơ chế ngăn không cho dòng ion Canxi đi vào trong tế bào cơ trơn, giúp giãn mạch. Thuốc có thể sử dụng cho người bệnh tăng huyết áp kèm đau thắt ngực. Các tác dụng không mong muốn của thuốc gồm: Gây nhức đầu, bốc hỏa, nóng bừng mặt, mệt mỏi, phù…

● Nhóm chẹn beta: Hạ huyết áp nhờ làm chậm nhịp tim. Do đó, thuốc chẹn beta chống chỉ định với người tăng huyết áp kèm suy tim, nhịp tim chậm. Một số thuốc hay gặp: Metoprolol, Propranolol, Timolol…

● Thuốc lợi tiểu: Gồm Furosemid, Sprironolacton, Hydroclorothiazid… giúp giảm sự ứ nước của cơ thể, giảm sức cản ngoại vi và hạ huyết áp. Thuốc thường được dùng đơn độc khi tăng huyết áp mức độ nhẹ hoặc phối hợp với nhóm thuốc khác khi bệnh nặng thêm. Thuốc có thể gây các tác dụng phụ như: Chuột rút, mệt mỏi, tăng đường huyết, vàng da…

● Nhóm tác động lên hệ thần kinh trung ương: Hoạt hóa tế bào thần kinh giúp hạ huyết áp. Gồm các thuốc: Reserpin, Methyldopa… Tuy nhiên, hiện nhóm thuốc này không được ưu tiên bởi có thể gây trầm cảm hoặc làm tăng vọt chỉ số huyết áp khi ngừng dùng.

Có nhiều nhóm thuốc được sử dụng để điều trị tăng huyết áp

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ huyết áp

Song song với công dụng hạ huyết áp, các thuốc tân dược còn tiềm ẩn một số tác dụng phụ từ mức độ nhẹ đến nặng. Vì vậy, khi dùng thuốc hạ huyết áp, hãy lưu ý một số điểm sau:

● Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

● Dùng thuốc đúng cách và đủ liều theo hướng dẫn.

● Không tự ý tăng liều hoặc phối hợp thêm thuốc khác vì có thể gây tụt huyết áp quá mức, trụy tim mạch…

● Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn ngừng hay thay đổi thuốc huyết áp. Bởi ngưng thuốc đột ngột dễ khiến huyết áp tăng trở lại, giảm hiệu quả điều trị.

● Nếu gặp các triệu chứng bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều chỉnh kịp thời.

Kết hợp thêm giải pháp thảo dược để hạ và ổn định huyết áp an toàn, hiệu quả

Nhằm giảm thiểu những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc tây, đồng thời nâng cao hiệu quả kiểm soát huyết áp, các chuyên gia khuyến khích người bệnh kết hợp giải pháp thảo dược.

Đó là sử dụng viên uống Định Áp Vương từ những thảo mộc quý như cao cần tây, tỏi, hoàng bá, lá dâu tằm và nattokinase… Trong đó, cần tây đã được nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng giảm rõ rệt các chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, từ 23 - 38 mmHg, nhưng không gây tụt huyết áp quá mức, thích hợp cho người huyết áp lên xuống thất thường. Cao cần tây khi phối hợp với tỏi, hoàng bá, nattokinase và lá dâu tằm cho tác động toàn diện hơn vào đa cơ chế của tăng huyết áp, hỗ trợ hạ và điều hòa huyết áp về mức an toàn. Từ đó, sử dụng viên uống Định Áp Vương còn hỗ trợ giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…

Đặc biệt, sản phẩm Định Áp Vương được sản xuất bằng công nghệ Lượng tử (Quantum) tiên tiến, loại sạch dư chất bảo vệ thực vật, đồng thời thu được tối đa các tinh chất quý từ nguồn dược liệu đầu vào. Vì vậy, viên uống Định Áp Vương đem đến hiệu quả hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp bền vững, lại đảm bảo tính an toàn ngay cả khi sử dụng lâu dài.

TPBVSK Định Áp Vương - Giải pháp thảo dược hạ và ổn định huyết áp lâu dài

Để tối ưu hiệu quả kiểm soát các chỉ số huyết áp, nâng cao sức khỏe và phòng biến chứng, người bệnh nên sử dụng Định Áp Vương với liều 4 - 6 viên/ngày và liên tục một đợt khoảng 3 - 6 tháng.

Trên đây là những thông tin về từng loại thuốc hạ huyết áp phổ biến. Hãy luôn tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế và đừng quên phối hợp thêm thảo dược Định Áp Vương, cho huyết áp ổn định không cao, sợ chi tai biến, phòng ngừa suy tim nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc!

Mai Anh