Thống chế khét tiếng Đức Quốc xã ra sao khi bị Liên Xô bắt?

Lúc đầu, Thống chế Paulus từ chối cộng tác với Liên Xô. Tuy nhiên, sau vụ ám sát Hitler, ông trở thành người chỉ trích lớn tiếng đối với phát xít Đức.
Thong che khet tieng Duc Quoc xa ra sao khi bi Lien Xo bat?
Vào ngày 24/1/1943, khi tình thế ở Stalingrad đã trở nên tuyệt vọng, Friedrich von Paulus - Thống chế quân đội Đức Quốc xã, Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 6 của Đức tại Stalingrad - đã khẩn thiết xin Adolf Hitler cho mình được đầu hàng, nhưng bị từ chối.
Thong che khet tieng Duc Quoc xa ra sao khi bi Lien Xo bat?-Hinh-2
Thống chế Paulus đã chiến đấu cho đến ngày 31/1, khi cuối cùng cũng phải đầu hàng và bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ. Có thể coi đây là nước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời ông. 
Thong che khet tieng Duc Quoc xa ra sao khi bi Lien Xo bat?-Hinh-3
Lúc đầu, Paulus từ chối cộng tác với Liên Xô. Tuy nhiên, sau vụ ám sát Hitler vào ngày 20/7/1944, ông đã trở thành người chỉ trích lớn tiếng đối với chế độ Đức Quốc xã.
Thong che khet tieng Duc Quoc xa ra sao khi bi Lien Xo bat?-Hinh-4
Tiến xa hơn, ông đã hợp tác với Liên Xô, gia nhập Ủy ban Quốc gia Vì nước Đức Tự do (National Committee for Free Germany) và kêu gọi quân đội Đức đầu hàng.
Thong che khet tieng Duc Quoc xa ra sao khi bi Lien Xo bat?-Hinh-5
Sau chiến tranh, Paulus đã ra làm nhân chứng trong Tòa án Nürnberg xử các lãnh tụ Phát xít Đức. Ông được chuyển đến CHDC Đức vào năm 1953, hai năm trước khi các tù binh Đức còn lại hồi hương.
Thong che khet tieng Duc Quoc xa ra sao khi bi Lien Xo bat?-Hinh-6
Sau khi trở về Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1953, Paulus đã có một cuộc họp báo tại Berlin vào ngày 2/7/1954 với sự có mặt của các nhà báo phương Tây.
Thong che khet tieng Duc Quoc xa ra sao khi bi Lien Xo bat?-Hinh-7
Trong sự kiện truyền thông này, ông chỉ trích các cấp lãnh đạo chính trị của Đế quốc Đức thời Thế chiến I và Đức Quốc xã thời Thế chiến II vì đã gây ra thảm họa cho nước Đức trong cả hai cuộc đại chiến.
Thong che khet tieng Duc Quoc xa ra sao khi bi Lien Xo bat?-Hinh-8
Ông cũng chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ là hung hăng, kêu gọi một sự hòa giải giữa người Đức và người Pháp và bày tỏ hy vọng về một sự thống nhất của Đức.
Thong che khet tieng Duc Quoc xa ra sao khi bi Lien Xo bat?-Hinh-9
Từ năm 1953–56 Paulus sống ở Dresden, Đông Đức, nơi ông làm việc với tư cách là giám đốc dân sự của Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự Đông Đức.
Thong che khet tieng Duc Quoc xa ra sao khi bi Lien Xo bat?-Hinh-10
Cuối năm 1956, ông được chẩn đoán mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên và ngày càng yếu dần. Ông qua tại Dresden vào ngày 1/2/1957.
Thong che khet tieng Duc Quoc xa ra sao khi bi Lien Xo bat?-Hinh-11
Theo di chúc, thi hài của ông đã được chuyển đến Baden-Baden, Tây Đức, để an táng tại Hauptfriedhof bên cạnh vợ ông, người đã mất tám năm trước đó, vào năm 1949.

Mời quý độc giả xem video: Bảo tàng Đức mất đồng xu lớn nhất thế giới | VTV.

T.B (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN