Tận mục những loài chim cú muỗi kỳ quái nhất Việt Nam
Bộ Cú muỗi (Caprimulgiformes) gồm những loài chim độc đáo với cái miệng ngoác rộng như chiếc vợt dùng để "hớt" côn trùng đang bay cùng khả năng ngụy trang như thân cây khô. Cùng điểm qua một số loài cú muỗi đặc biệt của Việt Nam.
T.B (tổng hợp)
-
Cú muỗi mỏ rộng (Batrachostomus javenis) dài 23-24 cm, là loài định cư không phổ biến tại Nam Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao, bìa rừng, rừng thứ sinh. Ảnh: eBird.
-
Cú muỗi mỏ quặp (Batrachostomus hodgsoni) dài 25-28 cm, là loài định cư hiếm tại Trung và Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao, rừng thứ sinh.
-
Cú muỗi mào (Lyncornis macrotis) dài 40-41 cm, là loài định cư không phổ biến tại Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, tương đối phổ biến tại Nam Bộ. Môi trường sống của chúng là khu vực trống trải gần rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng đầm lầy nước ngọt.
-
Cú muỗi Ấn Độ (Caprimulgus jotaka) dài 28-32 cm, là loài định cư không phổ biến tại Bắc Bộ, di cư qua Đông Bắc, trú đông trong cả nước. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, khu vực trống trải, rừng lá kim, rừng thứ sinh, vườn trồng trong mùa di cư.
-
Cú muỗi đuôi dài (Caprimulgus macrurus) dài 31-33 cm, là loài định cư tương đối phổ biến đến phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của chúng là rừng trống trải, rừng thứ sinh, nơi canh tác.
-
Cú muỗi Á châu (Caprimulgus asiaticus) dài 28-32 cm, là loài định cư không phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ. Loài này sống ở rừng khô hạn trống trải, bán sa mạc, cây bụi và nơi canh tác.
-
Cú muỗi lưng xám (Caprimulgus affinis) dài 25-26 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ, không phổ biến tại Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là rừng khô rụng lá nơi trống trải, rừng thông và rừng rụng lá thường xanh, cây bụi, đồng cỏ.
-
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
T.B (tổng hợp)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile