|
Cheo cheo. Theo GS Đặng Huy Huỳnh, cheo cheo là loài động vật đặc hữu của Việt Nam, có kích thước rất nhỏ trong nhóm móng guốc, con trưởng thành cũng chỉ nặng khoảng 3-4 kg. Trong đó, cheo cheo lưng bạc - hay cheo cheo Việt Nam, tên khoa học là Tragulus versicolor. Ảnh: GWC. |
|
Đầu tháng 11/2019, hàng loạt tờ báo uy tín quốc tế CNN, Guardian, NewYork Times… liên tiếp đưa tin về việc loài cheo cheo đã được tìm thấy ở một khu rừng thuộc tỉnh Khánh Hòa (Việt Nam) sau gần 30 năm tưởng đã tuyệt chủng khiến nhiều người thích thú. Ảnh: VLE. |
|
Cheo cheo Nam Dương (Tragulus javanicus) là loài thú móng guốc nhỏ nhất trong họ Cheo cheo Tragulus. Chúng phân bố tại các tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh.
|
|
Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại quả, nấm và thực vật. Cheo cheo Nam Dương là loài được sách đỏ Việt Nam năm 2000 xếp vào bậc V trong thang phân loại động vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
|
|
Trĩ sao (Rheinardia ocellata) là loài duy nhất của chi Rheinardia. Chúng được coi là một trong những loài chim hoang dã đẹp nhất tại Việt Nam. Lông của chúng màu vàng da bò và đen với các đốm nâu sẫm, lớp da xung quanh mắt màu xanh lam, mỏ màu đỏ. Nguồn: Wikipedia.
|
|
Trĩ sao trống có đuôi dài gần tới 2 mét và nó từng được coi là các lông vũ dài nhất trong số các loài chim sống hoang dã. Trĩ sao mái có vẻ ngoài gần tương tự con trống, khác biệt là mào và đuôi ngắn hơn. Nguồn: Wikipedia.
|
|
Chim trĩ sao phân bố nhiều tại vườn quốc gia Bạch Mã, rừng vùng đèo ở A Lưới, khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Nguồn: Wikipedia.
|
|
Hiện số lượng cá thể trĩ sao đang giảm đi nhanh chóng do những biến động từ môi trường cùng với việc săn bắt trái phép. Chúng đã được đánh giá là sắp bị đe dọa trong Sách đỏ IUCN.
|
|
Mang Trường Sơn tên khoa học là Muntiacus truongsonensis, còn gọi là hoẵng, kỉ, mễn hay mễn. Năm 1997, khi đặt bẫy ảnh trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, lực lượng chức năng lần đầu ghi nhận loài Mang Trường Sơn quý hiếm sinh sống tại đây. Ảnh: Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.
|
|
Mang Trường Sơn có lớp lông mịn màu vàng nâu hoặc vàng rỉ sắt. Bốn chân mảnh khảnh. Đuôi mập. Đây là có giá trị vô cùng lớn và đặc biệt trong nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái. Trong ảnh là một cá thể Mang lớn trên dãy Trường Sơn (Quảng Nam) được bẫy ảnh của WWF ghi lại. Ảnh: LEINIZ - IZW, WWF - Việt Nam.
|
|
Mang Trường Sơn cũng được phát hiện tại Khu Bảo tồn Sao la Thừa Thiên - Huế. Trong ảnh là một cá thể mang Trường Sơn bị mắc bẫy của các đối tượng lâm tặc được giải cứu. Ảnh: NNVN. |
|
Mang Trường Sơn là loài đặc biệt quý hiếm, đang bị đe dọa tuyệt chúng, cần được bảo vệ. |