|
Nằm trên con phố Hoả Lò (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm), di tích Nhà tù Hỏa Lò từng được biết đến là “địa ngục trần gian” giữa lòng Hà Nội. |
|
Nhà tù được người Pháp xây dựng năm 1896, từng là nơi giam cầm hàng ngàn chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng của Việt Nam.
|
|
Trước năm 1896, nơi đây là làng Hỏa Lò, một làng nghề thủ công nổi tiếng chuyên làm các loại đồ gia dụng bằng đất nung ở Hà Nội. |
|
Thời gian gần đây, bất kể là ngày thường hay ngày nghỉ lễ, khu di tích Nhà tù Hoả Lò đều đón rất nhiều người tới tham quan. |
|
Trước đây, di tích chỉ thu hút du khách nước ngoài hoặc những người lớn tuổi, nhưng nay rất nhiều bạn trẻ tìm đến. Nguyên nhân là do khu di tích đã tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ, tour tham quan "Đêm thiêng liêng 2: Sống như những đoá hoa" hay có tên gọi khác là tour đêm tham quan Nhà tù Hoả Lò. Đây là di tích lịch sử đầu tiên và duy nhất triển khai sản phẩm du lịch mới mẻ này.
|
|
Hiện nay, các tour khám phá di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò đã "cháy vé" đến hết tháng 9 và số lượng người xếp hàng chờ đăng ký vẫn tăng lên mỗi ngày.
|
|
Bản thiết kế và mô hình Nhà tù Hoả Lò. |
|
Đội ngũ truyền thông của di tích có hướng truyền thông mới mẻ, bắt kịp xu hướng của giới trẻ. Xây dựng fanpage "Di tích Nhà tù Hỏa Lò - Hoa Lo Prison Relic" đã nhận được hàng ngàn lượt yêu thích, tương tác và chia sẻ mỗi ngày. Nhiều câu chuyện, sự kiện hay nhân vật lịch sử được sáng tạo bằng nhiều hình thức thể hiện, vừa mang tính thời sự, lại bắt kịp xu hướng đang thịnh hành trên mạng xã hội, nhanh chóng chinh phục các bạn trẻ. |
|
Du khách nước ngoài chăm chú tìm hiểu về Nhà tù Hoả Lò. |
|
Hướng dẫn viên du lịch kể các câu chuyện lịch sử về di tích Nhà tù Hoả Lò với du khách. |
|
Di tích cung cấp dịch vụ cho thuê máy thuyết minh tự động kèm headphone với 3 ngôn ngữ: Việt Nam, Anh, Pháp. |
|
Nghe thuyết minh tự động giúp hiểu rõ hơn về di tích Nhà tù Hoả Lò. Du khách chỉ cần nhập vào máy mã số tương ứng với hiện vật theo lộ trình tham quan từ 1 đến 35 ghi trong bản đồ.
|
|
Một vị du khách đang sử dụng máy thuyết minh tự động. |
|
"Mình có theo dõi fanpage "Di tích Nhà tù Hỏa Lò - Hoa Lo Prison Relic", mình cảm thấy di tích đã làm rất tốt việc truyền thông và quảng bá đến mọi người, khiến lịch sử không nhàm chán mà trở nên thú vị. Mình muốn đi xem tour "Đêm thiêng liêng" nhưng đã cháy vé. Nên hôm nay mình cùng bạn đến đây tham quan và bọn mình sẽ thuê máy thuyết minh để tìm hiểu về lịch sử rõ hơn" Mai Phương Linh (22 tuổi, du học sinh về nước) chia sẻ. |
|
Mình đã được nghe nói rất nhiều về nhà tù Hoả Lò và rất tò mò, nhân dịp ra Hà Nội du lịch mình đã ghé qua đây. Tham quan di tích giúp mình hiểu được thêm về lịch sử và các chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng ngày xưa đã trải qua những gì - bạn Lê Thiên Thảo (27 tuổi, Sài Gòn) cho biêt. |
|
Hôm nay em đi cùng với mẹ và em gái ra Hà Nội du lịch. Em thường xuyên cập nhật thông tin và theo dõi những câu chuyện từ fanpage "Di tích Nhà tù Hỏa Lò - Hoa Lo Prison Relic" của di tích, em cảm thấy rất thú vị và muốn ghé qua - Phạm Quốc Hải Minh (14 tuổi, TP HCM) chia sẻ.
|
|
Bạn Hoàng Hằng (22 tuổi, sinh viên năm cuối) cho biết: "Hôm nay bố và em mình từ Quảng Ninh lên chơi, bố mình xưa là bộ đội nên mình muốn dẫn bố qua đây tham quan di tích và giúp em mình tìm hiểu về lịch sử Việt Nam ". |
|
Một nhân viên bán hàng lưu niệm trong di tích chia sẻ: “Thời gian gần đầy lượng du khách tăng đột biến. Trước đa phần là khách nước ngoài, nhưng bây giờ có nhiều các bạn trẻ”. |
|
Hình ảnh người chiến sĩ yêu nước bị giam trong một căn phòng của khu Cachot, khu này để giam những chiến sĩ đấu tranh, vượt ngục, tuyên truyền cách mạng… |
|
Những tư liệu cho thấy, nơi đây từng được mệnh danh là địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội vì chế độ giam giữ tàn ác, áp chế cùng chế độ ăn uống cho tù nhân vô nhân đạo.
|
|
Có thể nói, việc khu di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ, tận dụng sức ảnh hưởng của các nền tảng mạng xã hội để truyền thông đã giúp di tích thành công trong việc đưa lịch sử gần hơn đến với công chúng. |
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Nhà tù Hỏa Lò - Nơi hun đúc ngọn lửa cách mạng. (Nguồn: Truyền hình Nhân dân)